Nhà trường muốn gì trong hồ sơ du học Thạc sĩ MBA?

Để được nhận vào khoá học MBA mong muốn, ứng viên học Thạc sĩ cũng cần có những bí quyết riêng để nhà trường chú ý.

Ngày càng có nhiều người muốn du học bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) để phục vụ công việc sau này. Có trường sẽ cần ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn, có trường sẽ xét duyệt hồ sơ, tuy nhiên bí quyết để giành một suất học MBA không đến từ việc bạn làm theo những gì bạn nghĩ rằng nhà trường mong muốn mà xuất phát từ việc bạn thể hiện sự quan tâm tới chương trình học như thế nào.

Nhà trường muốn gì trong hồ sơ du học Thạc sĩ MBA?

Sau đây là một số bí quyết để chuẩn bị hồ sơ du học MBA hợp lý:

Xem thêm :Chương trình MBA của Học viện ERC (ERC Institue)

Phương hướng và mục tiêu đóng góp rõ ràng

Các ứng cử viên cho khoá học MBA cần nắm rõ về mục tiêu tương lai. Bạn cần trình bày cụ thể về mục tiêu ngắn và dài hạn và phải giải thích được tại sao mình chọn hướng đi này, đâu là động lực thúc đẩy và lí do nào khiến bạn thấy chương trình phù hợp với mình. Câu trả lời không cần quá kỹ càng hay kịch tính, nhưng nó phải chân thật và giàu sức thuyết phục.

Ngoài ra, người xét duyệt cũng cần biết ứng viên sẽ làm gì để cống hiến cho chương trình MBA mình chọn. Họ hiểu rằng đa phần các bạn sẽ nghĩ đến những lợi ích như “Chương trình này sẽ giúp tôi có một công việc tốt như thế nào?”, “Bằng MBA sẽ giúp mức thu nhập tăng ra sao?”, “Làm sao để đội ngũ dịch vụ nghề nghiệp giới thiệu mình với công ty mình muốn?”. Trên thực tế, những ứng cử viên thành công là người sẽ đặt ra câu hỏi và trả lời theo hướng quan tâm đến những gì mình học được tại trường, bằng MBA sẽ giúp họ đóng góp thế nào cho cộng đồng, công ty họ và chương trình học sẽ giúp họ có năng lực gì để cải tạo xã hội, vv…

Lấp đầy chỗ trống trong hồ sơ ứng tuyển

Trong thời gian xem xét giấy tờ, hãy chú ý đến những khoảng trống về thời gian, kinh nghiệm… có khả năng trở thành “mối đe doạ” với hồ sơ của bạn. Ví dụ, nếu bạn có 3 năm kinh nghiệm làm việc nhưng lại thiếu hoạt động ngoại khoá thì nên bổ sung bằng cách đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cung cấp cho bạn cơ hội tham gia hoạt động ngoại khoá tích cực, có khả năng tác động đến cộng đồng. Hoặc có thể bạn nhiều kinh nghiệm ngoại khoá và lĩnh đạo nhưng điểm GMAT thấp thì nên dành thời gian ôn luyện để cải thiện điểm số tốt hơn…

Chuẩn bị du học MBA là quá trình lâu dài. Một khi đã xác định mục tiêu, bạn nên đầu tư chuẩn bị hồ sơ kĩ càng trong thời gian hợp lý, tránh các “lỗ hổng” không đáng có hoặc bổ sung quá gấp gáp làm giảm độ tin cậy của nhà trường dành cho mình.

Có những người giới thiệu nhiệt tình

Thư giới thiệu là phần không thể thiếu trong hồ sơ MBA, nó cho người xét duyệt biết bạn là ai trong mắt người khác nhưng đồng thời cũng là khía cạnh bạn không thể kiểm soát được. Hãy đảm bảo bạn đủ gần gũi với người viết thư giới thiệu cho bạn để họ trình bày những ví dụ cụ thể và có liên quan tới công việc và đủ nhiệt thành hỗ trợ quyết định du học MBA của bạn.

Nếu người giới thiệu không phải người nhiệt tình hay thân thiết với bạn, rất có thể những thông tin họ đưa ra trong thư giới thiệu không đủ sức thuyết phục nhà trường, làm giảm cơ hội nhập học của bạn.

Thể hiện kỹ năng mềm

Bạn có thể học tài chính, kế toán căn bản tại các trường kinh doanh nhưng để hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực này, không thể thiếu sự đóng góp của các kĩ năng mềm.

Bạn hoàn toàn có khả năng gây ấn tượng với hội đồng xét duyệt hồ sơ vào phút đầu gặp mặt nếu chứng minh được mình có khả năng giao tiếp tốt. Những kinh nghiệm thể hiện bạn từng hợp tác tốt với đồng nghiệp hay đàm phán với khách hàng sẽ giúp theo đuổi sự nghiệp MBA hiệu quả hơn nhiều.