Báo cáo này khảo sát tất cả những thành phố trên thế giới, kể cả Luân Đôn, một thành phố đang phải xử lý các vấn đề về không khí độc hại, được cho là góp phần vào 40,000 ca tử vong riêng ở Anh quốc mỗi năm.
Cũng trong báo cáo thì thủ đô của A Rập Saudi đứng đầu danh sách thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, kế tiếp là Delhi và Doha, thủ đô của Qatar.
Vậy những thành phố sạch nhất là những thành phố nào?
10. Madrid, Tây Ban Nha
Cư dân của Madrid, đặc biệt là các cư dân sống tại quận Malasana, thích đi bộ ngoài trời hơn là lái xe. Các quán bar, nhà hàng tràn ngập trên những con đường lớn, thay vì toàn xe hơi nối đuôi như ở những thành phố khác.
Nhiều yếu tố góp phần làm nên một Madrid xanh và sạch, những quan trọng nhất phải kể đến văn hóa đi bộ, giao thông công cộng vừa túi tiền và vị trí địa lý của Madrid nằm ở trên cao giúp cho Madrid là một trong những thành phố ít ô nhiễm nhất.
9. Monaco
Thành phố nổi tiếng với giải đua thể thức F1 hàng năm, được nằm trong những thành phố sạch nhất châu Âu có thể khiến nhiều người bất ngờ. Đặc biệt khi những cư dân giàu có ở đây thích tiêu khiển trên những chiếc siêu xe hay dong thuyền buồm dạo chơi vào mỗi cuối tuần.
Tuy nhiên, theo WHO, thành phố đầy nắng này có mức độ phần tử ô nhiễm thấp, lý do phải kể đến là dân số ở đây rất thấp (khoảng 37,000 người) và hầu như không có công nghiệp sản xuất.
8. Helsinki, Phần Lan
Thành phố sản xuất xe hơi này đã bắt tay vào một dự án đầy tham vọng là tiến tới xáo bỏ sở hữu xe hơi vào năm 2025. Áp dụng kỹ thuật mới, các nhà chức trách muốn tạo ra một hệ thống giao thông công cộng theo yêu cầu để không ai cần xe hơi nữa.
Cũng giống như các thành phố khác vùng Scandinavi, Helsinki đã có thời gian dài đẩy mạnh văn hóa xe đạp. Hiện thành phố có khoảng 4,000km làn đường xe đạp, một dự án rất được người dân ủng hộ.
7. Tallinn, Estonia
Khi xây dựng thành phố Tallinn vào thời trung cổ - với những bức tường thành oai nghiêm và những con đường hẹp rải đá – người ta không xây dựng với mục đích cho xe lưu thông. Do đó để dạo quanh thành phố cổ kính này bằng phương tiện cơ giới là điều không thể thực hiện.
Một điều nữa khiến cho thành phố này được xếp vào hàng những thành phố sạch nhất thế giới là nhờ những khoảng xanh rộng rãi và vùng bờ biển thoáng mát.
6. Montevideo, Uruguay
Không chỉ với lý do môi trường sạch sẽ trong lành, du khách đến với Montevideo còn muốn khám phá một trong những thành phố nhàn nhã nhất Nam Mỹ. Chỉ với hơn một triệu dân, thành phố này còn nổi tiếng với những bờ biển cát trắng, những di tích kiến trúc thuộc địa và các cánh đồng nho.
Cách Buenos Aires ồn ào náo nhiệt không xa, Montevideo là một lựa chọn xanh hơn, sạch hơn và thoải mái hơn nhiều so với người bạn láng giềng Argentina.
5. Edinburgh, Scotland
Một kết quả có thể khiến gây bất ngờ nữa, Edinburgh, nơi từng được biết với cái tên Auld Reekie do mùi nước thải và sương khói ở khắp mọi nơi.
Edinburgh giờ đã thay đổi, không khí đã trong lành hơn tất cả những thành phố khác ở châu Âu, trừ mùa đông.
4. Ottawa, Canada
Vào năm 1950, một trong những kế hoạch chủ chốt của thành phố Ottowa là xây dựng một vành đai xanh rộng hơn 200km2 ngay trong thành phố, giúp hạn chế quá trình đô thị hóa và duy trì thiên nhiên nơi đây.
Thành phố còn có cả dự án “chia sẻ xe dạp”, khuyến khích cư dân không cần dùng xe hơi nữa, đồng thời dân số ở đây cũng chỉ có chưa đầy 900,000 người. Tất cả những lý do đó đã khiến Ottawa trở thành một trong những thành phố sạch nhất.
3. Canberra, Úc
Cũng giống như Ottawa, Canberra là một thành phố nhỏ với chưa đầy 400,000 dân. Đây là một lợi thế có vẻ bất công đối với những thành phố đông dân như Amsterdam với lượng dân cư gấp đôi Canberra.
Tuy nhiên, thủ đô của Úc trong một thời gian đã bị chê bai là một trong những thành phố buồn tẻ nhất.
2. Wellington, New Zealand
Một thành phố ít dân khác, với chưa đầy nửa triệu dân, thành phố duyên dải Wellington, trái lại, rất nổi tiếng với khung cảnh đẹp mê hồn, cuộc sống ngoài trời và không khí trong lành.
Môi trường ở đây thậm chí ngày càng sạch hơn, các nhà chức trách ở Wellington đã bắt tay vào những chương trình năng lượng hiệu quả và các dự án quản lý chất thải, giúp cho thành phố này hạn chế lượng khí thải CO2.
1. Stockholm, Thụy Điển
Stockholm là thành phố đầu tiên giành danh hiệu Thủ đô Xanh Châu Âu vào năm 2010, và rõ ràng là thành phố vẫn chưa ngủ quên trong chiến thắng. Stockholm kể từ đó vẫn luôn đi đầu trong các hoạt động phủ xanh thành phố và đã thành công cắt giảm lượng khí thải xuống 25% vào những năm 90.
Thành phố này cũng nhắm đến mục tiêu đầy tham vọng là loại bỏ hoàn toàn khí thải vào năm 2050 bằng những nỗ lực cải thiện giao thông công cộng, giảm chất thải và cải thiện sự đa dạng sinh học. Thành phố này cũng có nền văn hóa xe đạp rất phát triển, giúp cư dân không phải dùng đến xe hơi.