Hệ thống giáo dục Anh tương đối phức tạp cũng giống như hệ thống của các nước công nghiệp hiện đại khác.Các lĩnh vực học tập ở Anh:
- Tiếng Anh là ngọai ngữ thứ hai (EFL) hay tiếng Anh chuyên ngành (ESP)
- Các chứng chỉ và bằng cấp nghề nghiệp
- Chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học (GCSE) và chứng chỉ A (A-levels)
- Các khóa dự bị đại học
- Bằng đại học hàn lâm hoặc học nghề
- Các khóa sau đai học gồm bằng thạc sĩ và tiến sĩ
So sánh hệ thống giáo dục tại Việt Nam, Scotland, England, Wales và Northern Ireland
1. Giáo dục phổ thông
Các trường phổ thông (từ 5 đến 16 tuổi) tại Vương Quốc Anh tồn tại hai hệ thống song song:
- Hệ thống công lập được nhà nước cung cấp giáo dục miễn phí. Các trường công lập thường không nhận học sinh quốc tế.
- Hệ thống tư thục nhận học sinh quốc tế học tập nội trú, học phí bao gồm cả tiền học, tiền ăn ở, sách vở, đồ dùng học tập và các nhu cầu cơ bản khác như họat động thể thao hay âm nhạc.
+ Bậc tiểu học: 7-13 tuổi
+ Bậc trung học: từ 13 đến 16 tuổi. Để được nhập học vào các trường trung học, phần lớn học sinh ở độ tuổi 13 phải dự kì thi tuyển sinh vào trường. Kỳ thi tuyển sinh là kỳ thi chung cho tất cả các trường nhưng bài thi sẽ được chấm bởi trường mà học sinh chọn học.
Tất cả các trường trung học đều giảng dạy cho học sinh ít nhất cho đến khi họ 16 tuổi và chuẩn bị cho học sinh lấy chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học (GCSE/IGCSE) hoặc Chứng chỉ giáo dục Scotland (SCE). Các khóa luyện thi thường kéo dài hai năm; hầu hết học sinh học từ 5-10 môn.
2. Giáo dục sau 16 tuổi
Chuẩn bị sẵn sàng để bắt kịp nền giáo dục Anh Quốc
Cao đẳng
Có ba hướng học tập khi học cao đẳng:
Hướng học thuật: những học sinh chọn hướng này đều muốn học lên đại học tại các trường đại học hoặc trường cao đẳng thuộc khối đại học. Học sinh quốc tế có thể học thêm một hoặc hai năm cao đẳng tùy thuộc vào trình độ học vấn và tiếng Anh của họ.
Hướng học nghề: dành cho những học sinh muốn tăng cường kỹ năng và kiến thức về một lĩnh vực công tác chuyên biệt nào đó để có thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Tổng hợp:nhiều trường cao đẳng hiện nay tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế được chọn khóa học, trong đó sinh viên sẽ có cả kiến thức và tay nghề. Những khóa học kiểu này thường kéo dài hai năm, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể vào đại học hoặc đi làm ngay.
Các khóa học phổ biến gồm:
Chứng chỉ A (A-levels hay còn được gọi là Sixth Form): chứng chỉ này là cách phổ biến nhất để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh vào các trường đại học hoặc cao đẳng thuộc khối đại học Vương Quốc Anh. Học sinh thường học hai hoặc ba môn liên quan tới khóa học đại học mà họ chọn. Khóa học lấy Chứng chỉ A thường kéo dài hai năm.
Chứng chỉ AS (AS-levels): các khóa lấy Chứng chỉ AS có thời gian bằng nửa thời gian lấy chứng chỉ A. Hai chứng chỉ AS tương đương với một chứng chỉ A.
Bằng tú tài quốc tế (IB): đây là chứng chỉ quốc tế được công nhận là tiêu chuẩn vào đại học ở hầu hết các nước kể cả Vương Quốc Anh.
Bằng dạy nghề quốc gia (NVQ): bằng cấp này được giảng dạy theo xu hướng hướng nghiệp.
Bằng dạy nghề chung quốc gia (GNVQ): bằng cấp này cũng được giảng dạy theo xu hướng hướng nghiệp, cung cấp cho học viên cả kỹ năng làm các công việc có tính chất khác nhau đồng thời phát triển khả năng tiếp tục học của học viên.
Bằng dạy nghề Scotland (SVQ) và bằng dạy nghề chung Scotland (GSVQ): hai bằng này thuộc hệ thống bằng cấp của Scotland, có tính chất và mục đích tương tự như NVQ/GNVQ, tuy nhiên có điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu về công việc và pháp luật của Scotland.
Dự bị đại học: các khóa học dự bị đai học được thiết kế để giúp học sinh có khả năng vào học tại các trường đại học hoặc cao đẳng. Các khóa này thường nằm trong chương trình giảng dạy một năm cho một hoặc vài môn học. Nhiều khóa học dự bị được thiết kế đặc biệt nối liền với các khóa tại trường đại học, vì vậy sau khi hòan thành khóa học dự bị, học sinh sẽ được nhận thẳng vào các khóa đại học đó.
Tiếng Anh: tiếng Anh như một ngọai ngữ (EFL); tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai (ESL); tiếng Anh dành cho mục đích hàn lâm (EAP); tiếng Anh chuyên ngành (ESP) - như tiếng Anh kinh doanh hay tiếng Anh kỹ thuật.
3. Đại học
Lọai tổ chức cấp bằng đại họcCác trường đại học: các trường này có quyền tự tổ chức các khóa lấy bằng đại học ở mọi cấp bậc.Các trường cao đẳng thuộc khối đại học: một số trường kiểu này tự cấp bằng đại học nhưng phần lớn thường cấp bằng đại học thông qua các trường đại học.Khóa học và phân loại bằng cấpĐể lấy bằng đại học ưu thông thường phải mất ba năm (ở Scotland là bốn năm). Một số bằng đại học kéo dài bốn năm, đôi khi lâu hơn nữa. Một khóa học đại học dành cho sinh viên quốc tế (thí dụ thêm một khóa học ngọai ngữ) thường kéo dài hơn ba năm.Khóa học kèm theo một thời gian thực tập cũng thường kéo dài hơn ba năm.Thay vì bằng đại học, sinh viên có thể học để lấy cao đẳng nâng cao quốc gia (HDN). Các khóa lấy bằng HND thường kéo dài hai năm và thường tập trung vào các lĩnh vực như kinh doanh, khoa học và kỹ thuật. Cuối khóa học, sinh viên có thể chuyển tiếp vào chương trình đại học tương đương và sau một năm bằng HND có thể được chuyển thành bằng cử nhân.Bằng đại học được phân lọai như sau:- Bằng loại 1 (1:1)
- Bằng lọai 2 khá (2:1)
- Bằng lọai 2 trung bình (2:2)
- Bằng lọai 3
- Bằng đạt
- Cử nhân văn chương (BA)
- Cử nhân giáo dục (Bed)
- Cử nhân kỹ thuật (Beng)
- Cử nhân luật (LLB)
- Cử nhân dược (MB)
- Cử nhân khoa học (BSc)
Các phương pháp học tập được kết hợp linh hoạt
Các biện pháp đánh giá thông dụng bao gồm:
- Thi vịết: được tiến hành hàng năm vào cuối năm học hoặc vào năm cuối.
- Đánh giá thường xuyên tổng hợp của các bài víết, khả năng trình bày trong các buổi hội thảo, và thi cuối năm.
- Thi viết kèm theo tiểu luận: thường dựa trên việc nghiên cứu.
- Thi nói: trên cơ sở đóng góp ý kiến tại các hội thảo và bài giảng.
- Tổng hợp của tất cả các phương pháp trên.
4. Sau đại học
Thông thường để học cao học sinh viên quốc tế phải có bằng tương đương với bằng cử nhân hạng 2 trở lên.
Các bằng cấp cao học:
- Cao đẳng nâng cao (thường để lấy chứng chỉ nghề nghiệp và là khóa học một năm)
- Bằng thạc sĩ như MA hay MSc
- Mphil (thạc sĩ triết học)
- Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA)
Khi học thạc sĩ, sinh viên có thể làm nghiên cứu mà sau này phát triển thành đề tài tiến sĩ.
Để được hỗ trợ chi tiết về thông tin và làm hồ sơ xin học bổng thành công, quý vị và các bạn vui lòng liên hệ Trang Tuyển Sinh theo các cách dưới đây:
ĐĂNG KÝ ONLINE TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY
(Chúng tôi sẽ phản hồi ngay sau khi nhận được đăng ký của bạn)
Hoặc để được tư vấn cụ thể hơn về chương trình du học Anh và các thủ tục, quy định về visa du học, quý vị phụ huynh và các bạn học sinh vui lòng liên hệ:
Hà Nội: Điện thoại: 0914 222 131 | Hotline: 0914 222 131 | Email: [email protected]
Đà Nẵng: Điện thoại: | Email:
Hồ Chí Minh: Điện thoại: | Hotline: | Email: [email protected]