https://old.trangtuyensinh.com/montreal-su-giao-thoa-cua-cac-nen-van-hoa.html
Montréal – một hòn đảo khá lớn nằm giữa sông St. Lawrence, nổi tiếng về lịch sử, kiến trúc cũng như các hoạt động văn hoá. Đây là một thành phố quan trọng của Bắc mỹ về thương mại, đầu tư, chính trị, văn hóa, du lịch…
Giới thiệu chung
Nằm về phí tây nam của thành phố Québec – thủ phủ của tỉnh bang Québec khoảng 200km, phía đông của Otawa – thủ đô của Canada khoảng 150km là thành phố Montréal. Toàn thể thành phố và các khu vực ngoại ô phụ cận nằm trên một hòn đảo lớn giữa sông Saint-Laurent (tiếng Anh: Saint Lawrence).Tổng cộng diện tích của đảo Montréal và các đảo nhỏ hơn xung quanh Montréal khoảng 500 km². Đối diện, qua phía bắc của sông, là Laval – thành phố đông dân thứ nhì của Québec và các thị trấn nhỏ hơn; qua phía nam của sông là Longeuil, Brossard, Saint-Hubert, …
Montréal – thành phố lớn thứ nhì Canada
Montréal (tiếng Anh: Montreal) là thành phố lớn nhất của tỉnh bang Québec và thành phố đông dân thứ nhì của Canada. Tọa lạc ngay giữa thành phố là một ngọn núi nhỏ có tên là Mont Réal trong tiếng Pháp cổ (Mont Royal trong tiếng Pháp hiện đại ngày nay) – từ đó tên Montréal được sinh ra.
Năm 2011, Montréal có dân số 1.649.519 người, nếu tính cả cả các khu vực xung quanh thì dân số là 1.886.481 người. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Montréal chiếm tới 56,9%, tiếp theo là tiếng Anh chiếm 18,6%. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người nói cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Thêm vào đó là gần 500.000 các cư dân đến từ các nơi khác như Ý, Nam Mỹ, Israel, Hy Lạp, Trung Hoa, Haiti, Bồ Đào Nha, Đông Nam Á, Ấn Độ, Đông Âu… và các ngôn ngữ của họ (chiếm 19,8%).Montréal có thể coi là thành phố song ngữ tại Canada với 56% dân số nói cả tiếng Anh và tiếng Pháp.Nếu nói đến tiếng pháp thì Montréal đứng thứ nhì trên thế giới, sau Paris.
Lịch sử của thành phố Montréal
Montréal vốn là đất của thổ dân Algonquin, Huron và Iroquois từ hàng ngàn năm trước khi người Pháp đến thám hiểm Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 16 (Jacques Cartier – 1535; Samuel de Champlain – 1608).
Đến 1642 các nhà truyền giáo Paul de Chomedey de Maisonneuve và Jeanne Mance lập ra một làng nằm trong phạm vi của Montréal ngày nay. Làng đó được đặt tên là Ville-Marie và càng ngày càng mở rộng nhờ vào sự trao đổi giữa người Pháp định cư và dân bản xứ.
Lịch sử vùng đất Montréal
Đa số dân của Ville-Marie là người Pháp nhưng sau khi Hầu tước Vaudreuil (Pierre Francois de Rigaud) trao thành Ville-Marie cho Đế quốc Anh vào 1760, các dân di cư từ Anh, Ireland, Scotland và những nơi khác ở Âu Châu cũng đến lập nghiệp tại đây.
Montréal chính thức trở thành một thành phố vào năm 1832. Từ thập niên 1860 đến thập niên 1930 là thời kỳ huy hoàng nhất của Montréal; nhiều người cho rằng thời kỳ này kéo dài đến cuối thập niên 1970, trước khi các kỹ nghệ, thương mại và dân nói tiếng Anh dọn đi Toronto.
Tuy vậy, Montréal vẫn còn là một thành phố quan trọng của Bắc Mỹ, nếu không muốn nói là của thế giới, về thương mại, kỹ nghệ, đầu tư, chính trị, du lịch và nhất là về các hoạt động văn hóa.
Nền kinh tế Montréal – nền kinh tế lớn thứ 2 Canada
Montréal là thành phố có nền kinh tế lớn thứ hai ở Canada dựa trên GDPvà lớn nhất ở Quebec .Thành phố ngày nay là một trung tâm quan trọng về thương mại, tài chính, công nghiệp, công nghệ, văn hóa,…
Montréal – trung tâm thương mại, tài chính, công nghiệp, công nghệ, văn hóa
Montréal là thành phố phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp như: hàng không vũ trụ, điện tử, kỹ thuật phần mềm, viễn thông, dược phẩm, dệt may, thuốc là và cơ khí. Trong năm 2012, thành phố được xếp hạng là 1 trong 4 trung tâm lớn ở Bắc Mỹ sản xuất hàng hóa trong ngành hàng không vũ trụ. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các cơ quan hàng không, vũ trụ lớn ở Canada như tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, cơ quan vũ trụ Canada…
Ngoài phát triển mạnh các ngành công nghiệp trên thì công nghiệp video game cũng được phát triển và bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1997, trùng hợp với sự mở của của Ubisoft Montreal. Thành phố đã thu hút các nhà phát triển và sản xuất game hàng đầu thế giới như Ubisoft, EA, Eidos Interactive, Artificial Mind and Movement, Bioware. Mỗi năm ngành công nghiệp này tạo ra cho thành phố hàng tỷ đô là và hàng nghìn việc làm trong khu vực.
Ngoài phát triển công nghiệp thì Montréal còn phát triển mạnh mẽ khu vực dịch vụ với dịch vụ tài chính, ngân hàng, logistic, giáo dục đại học, nghiên cứu và phát triển. Montréal cũng là nơi đặt trụ sở chính của nhiều công ty và các ngân hàng lớn tại Canada như ngân hàng hoàng gia Canada, ngân hàng Montréal, ngân hàng quốc gia Canada, ngân hàng Laurentian Canada…
Montréal cũng là nơi có nhiều trung tâm lọc dầu lớn nhất Canada với các công ty lọc dầu như Petro – Canada, Ultramar, Gulf Oil, Petromont, Ashland Canada, Parachem Petrochemical, Coastal Petrochemical , Interquisa (Cepsa) Petrochemical, Nova Chemicals…
Montréal – thành phố văn hóa đầy mê hoặc
Với dáng dấp của một thành phố châu Âu cổ kính, Montréal là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự mê hoặc của một thị trấn nhỏ, sự ầm uất của những thành phố lớn, đã trở thành một địa điểm du lịch mỗi năm thu hút hàng chục triệu du khách khắp thế giới. Thành phố này trải qua 400 năm thuộc địa và ngày nay đã trở thành một trung tâm giáo dục, nghệ thuật, thương mại… nổi tiếng trên thế giới. Nằm bên con sông St. Laurent thơ mộng.
Đến với Montréal, du khách có thể cảm nhận được nét kiến trúc châu Âu độc đáo của những tòa nhà lịch sử, viện bảo tàng, công trình kỷ niệm và khu trưng bày tác phẩm nghệ thuật ở khắp phố cổ Montreal. Thánh đường Đức bà Basilica là một biểu tượng của kiến trúc Gothic ở đây. Nhà thờ có hai tháp chuông đối xứng nhau được xây dựng vào thế kỷ XVII, hấp dẫn bởi những chi tiết bằng vàng, những cây cột được chạm khắc tỉ mỉ và tinh xảo.
Bảo tàng Biodome là nơi đáng dừng chân cho những ai thích tìm hiểu thế giới đại dương. Đây là nơi sinh sống của hơn 750 loài thực vật và 4.800 loài động vật bao gồm các loài chim cánh cụt, vẹt đuôi dài nam Mỹ, linh miêu quý hiểm hay những hóa thạch cá voi lên tới 10.000 năm tuổi.
Bảo tàng Biodome – điểm nhấn của Montréal
Một điểm hấp dẫn ở thành phố xinh đẹp này là Habitat 67. Tọa lạc trên một bán đảo nhân tạo đối diện cảng Old Port của Montréal, khối kiến trúc to lớn này do kiến trúc sư Moshe Safdie thiết kế, gồm 354 khối lập phương bằng bê tông giống nhau, có gần 150 căn hộ được sắp xếp theo lối pha trộn độc đáo. Những ngôi nhà này đã trở thành một kỳ quan kiến trúc quan trọng và nổi tiếng nhất tại Canada.
Ngoài ra, Montréal còn giữ được rất nhiều kiến trúc cổ từ thế kỷ 18, thế kỷ 19 cho đến những trụ sở thương mại của đầu thế kỷ 20 và những cao ốc trụ sở kinh doanh xây vào thập niên 1950, thập niên 1960.
Nói Montreal là thành phố lễ hội quả thật không ai khi nơi đây có đến hàng trăm lễ hội trong năm. Chưa hết bên cạnh đó còn những liên hoan thế giới phim hay liên hoan hài kịch cũng như những cuộc thi pháo hoa quốc tế được tổ chức tại đây càng tạo nên sự nhộn nhịp cho nơi đây. Lễ hội nhạc Jazz, lễ hội Highlights thu hút hàng triệu lượt khách.
Lễ hội Highlights
Năm 1967 Montréal là địa điểm tổ chức Triển lãm Quốc tế (Expos ’67), một triển lãm thành công nhất trong lịch sử; đến năm 1976 Montréal lại tổ chức Thế vận hội mùa hè 1976, một Thế vận hội quá tốn kém đưa đến một sự lỗ lã nhất trong lịch sử của phong trào Thế vận hội.
Mỗi mùa xuân, vào ngày Thánh bổn mạng của Ireland (Ngày St. Patrick), Montréal tổ chức một đám rước cho vị thánh này, to thứ nhì trên thế giới (sau New York). Điểm đặc biệt là đám rước này mất hẳn tính chất tôn giáo và biến thành một trình diễn văn hóa cộng đồng – ngay cả cộng đồng Phật giáo Tây Tạng cũng có đại diện trong đám rước này.
Sang đến mùa hè thì Montréal lúc nào cũng có ít nhất một hội hè. Trong khi các thành phố khác chỉ có một, Montréal có 3 liên hoan phim diễn ra hàng năm, trong đó Liên hoan phim thế giới Montréal (Festival du Film International de Montréal) – đứng thứ ba sau Liên hoan phim Cannes và Liên hoan phim quốc tế Toronto – là quan trọng nhất.
Đại hội nhạc Jazz Montréal (Montreal Jazz Festival) – một trong hàng chục các nhạc hội khác – thu hút hàng trăm ngàn người mỗi năm. Ngày Canada Day là một ngày mọi người nghỉ ngơi nhưng ngày Thánh bổn mạng của Québec (St. Jean Bapstiste) lại là một dịp để mọi người vui chơi, nhất là ở những khu đông dân nói tiếng Pháp. Francopholie là một dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ nói tiếng Pháp trên toàn thế giới đến khoe tài tại Montréal.
Đại hội nhạc Jazz Montréal (Montreal Jazz Festival)
Triển lãm nghệ thuật pháo bông quốc tế (với nhạc) diễn ra hàng tuần trong tháng 7 và tháng 8. Montréal cũng là một địa điểm của loại đua xe nhanh nhất và tốn tiền nhất trên thế giới: Formula One. Hàng năm cả trăm ngàn người trên khắp thế giới kéo nhau đến Montréal để xem các tay lái thượng thặng đua tài với tốc độ hơn 300 km/giờ. Hầu như không có tay khôi hài nào ở Bắc Mỹ không tham dự Juste pour rire/Just For Laugh diễn ra vào tháng 8 hàng năm tại Montréal. Trong các hội hè của các dân định cư thì Tuần lễ của Ý và ngày Độc lập của Hy Lạp là hai lễ hội to nhất.
Mua sắm và ẩm thực
Nếu là tín đồ mua sắm, bạn cũng sẽ được thỏa cơn nghiền khi lang thang ở những cửa hàng thời trang bậc nhất thế giới. Đường Ste. Catherine là nơi cho các tín đồ thời trang, hay các trung tâm thương mại như Les Ailes, Les Promenades de la Cathedrale, Les Galleries Université, Les Cours Mont Royal, Place Montreal Trust, Place Ville Marie với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Bạn cũng dễ dàng tìm cho mình hoặc người thân những món quà lưu niệm, trang sức, hay các kiệt tác nghệ thuật ở đây.
Montreal Underground City (Canada)
Còn nếu là một người thích thưởng thức những món ăn ngon lạ từ khắp các nước thì Montreal thật sự đáp ứng được yêu cầu này vì nơi đây nổi tiếng với phong cách ẩm thực “liên hợp quốc”. Hãy nếm thử Cassis, một loại men bia ủ với nho đen Hy Lạp hoặc bia trắng (White Ale), một loại bia ủ với hạt ngò tây và mùi rượu cam tuyệt hảo.
Bạn cũng nên thử món khoai tây chiên giòn phủ nước xốt thịt của Pháp và nước sữa bơ tươi là những đặc sản địa phương mà ai từng nếm qua sẽ không quên được hương vị đặc trưng của xứ sở này.
Nơi đầu não của giáo dục tỉnh bang
Montréal được coi là đầu não của nền giáo dục tỉnh bang với hệ đào tạo vô cùng phong phú và đa dạng. Với bốn trường đại học, bảy tổ chức cấp bằng khác, Montreal là nơi tập trung cao nhất số lượng sinh viên theo học sau trung học của tất cả các thành phố lớn ở Bắc Mỹ (4.38 sinh viên trên 100 người dân, tiếp theo Boston tại 4.37 sinh viên trên 100 người dân). Đến với Montréal, bạn sẽ được thỏa thích lựa chọn khóa học, trường học và hình thức đào tạo để phù hợp nhất với bản thân và phát huy hết tiềm năng, tố chất của bạn. Bạn cũng có thể chọn học theo chương trình tiếng Anh hoặc chương trình tiếng Pháp.
Giáo dục đại học với chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp: Với đặc trung là vùng nói tiếng pháp nênMontréal có rất nhiều trường đại học đào tạo bằng tiếng pháp. Một số trường điển hình như:
Đại học Montréal (UdeM) là trường đại học nghiên cứu lớn thứ hai ở Canada. Hai tổ chức riêng biệt được liên kết với các trường đại học: các École Polytechnique de Montréal (School of Engineering) và HEC Montréal (School of Business).
Đại học Québec à Montréal (UQAM) là trường Montreal của Đại học Québec . UQAM thường chuyên về tự do nghệ thuật.
Đại học Québec cũng có ba cơ sở giảng dạy và đào tạo chạy riêng biệt tại Montréal, đó là École Supérieure de Technologie (ETS), École Nationale d’publique quản lý (ENAP) và Viện quốc gia Nghiên cứu Khoa học (INRS).
L’Institut de hình théologique de Montréal des Prêtres de Saint-Sulpice (IFTM) chuyên về thần học và triết học.
Nhạc viện Montréal cung cấp bằng Cử nhân và bằng thạc sĩ trong âm nhạc cổ điển.
Ngoài ra, hai trường đại học bằng tiếng Pháp là Đại học Sherbrooke và Đại học Laval có cơ sở ở ngoại ô gần đó Longueuil phía nam Montreal.
Đại học Montréal (UdeM)
Giáo dục đại học với chương trình đào tạo bằng tiếng Anh: Ngoài đào tạo bằng tiếng Pháp thì tại Montréal cũng có rất nhiều trường đào tạo chương trình bằng tiếng Anh. Điển hình như:
Đại học McGill là một trong những tổ chức sau trung học hàng đầu của Canada, và coi là một tổ chức đẳng cấp thế giới. Trong năm 2014, McGill đã được xếp hạng là trường đại học hàng đầu tại Canada trong năm thứ chín liên tiếp của Macleans, và là trường đại học tốt nhất ở Canada; Đại học tốt nhất trên thế giới với vị trí 18.
Đại học Concordia đã được thành lập từ sự hợp nhất của Đại học Williams và Cao đẳng Loyola vào năm 1974. Concordia cũng là quê hương của Trường kinh doanh John Molson được công nhận là một trong những trường kinh doanh hàng đầu của Canada và cấp bậc trong top 50 trên toàn thế giới.
Khuân viên trường Đại học McGill
Với sự đa dạng về các khóa học và các chương trình học, Montréal đã tạo ra môi trường giáo dục tốt nhất cho sinh viên để giúp cho sinh viên thỏa mãn ước mơ và nguyện vọng trong con đường học tập của mình
Mọi thông tin về Du học Canada, Học bổng du học Canada, các chương trình hội thảo du học Canada,… Các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua email hoặc hotline để nhận được tư vấn chi tiết nhất.
ĐĂNG KÝ ONLINE TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY (Chúng tôi sẽ phản hồi ngay sau khi nhận được đăng ký của bạn) Để được tư vấn cụ thể hơn về chương trình du học Canada và các thủ tục, quy định về visa du học, quý vị phụ huynh và các bạn học sinh vui lòng liên hệ: Hà Nội: P.1002, Tầng 10 – Tòa nhà trung tâm đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông – Số 1 Hoàng Đạo Thúy, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0914 222 131 | Hotline: 0914 222 131 | Email: [email protected] Đà Nẵng: 14 Nguyễn Du, Q.Hải Châu, Đà Nẵng Điện thoại: 0511. 388 7997 | Email: Hồ Chí Minh: Lầu 2, 68b Nguyễn Văn Trỗi, P8, Q.Phú Nhuận TP.HCM. Điện thoại: | Hotline: 0908 251 297 | Email: [email protected] Website: www.trangtuyensinh.com |