Xin visa là khâu cuối cùng nhưng cũng quan trọng nhất trong quá trình làm thủ tục du học. Nếu không may mắn lọt qua “cửa ải” này thì du học sinh cũng đừng vội bi quan bởi cơ hội vẫn còn cho bạn.
Trượt visa có lẽ là viễn cảnh ác mộng nhất với các du học sinh bởi việc có được tấm thị thực nhập cảnh vào đất nước bạn muốn hay không chính là yếu tố quyết định cho tương lai các bạn. Tuy nhiên, điều này chưa phải là dấu chấm cho ước mơ du học. Trên lý thuyết, ứng viên bị đánh trượt vẫn có thể nộp đơn xin visa lại và không giới hạn số lần. Điều quan trọng là bạn cần biết rút kinh nghiệm, có sự bổ sung, thay đổi giấy tờ cần thiết để tỉ lệ trúng visa cao, không gây tốn kém.Xem thêm : Du học Canada – 10 lý do từ chối Visa thường gặp
Hiểu lý do từ chối
Điều quan trọng nhất khi bị trượt visa là bạn cần xác định được vì sao hồ sơ của mình không qua nổi vòng xét duyệt. Có rất nhiều lý do để Lãnh sự quán từ chối visa và những lỗi phổ biến thường là:- Không chứng minh được tài chính
- Có sai lệch hoặc thiếu sót trong giấy tờ
- Nhân viên xét duyệt thấy thiếu thuyết phục trước bằng chứng về ý định trở về nước sau thời gian học tập của đương đơn
- Không kiểm tra được lý lịch tư pháp
- Không đưa ra được các câu trả lời làm thỏa mãn nhân viên xét duyệt trong quá trình phỏng vấn
- Không giải thích được tại sao mình lại chọn trường/khóa học đề cập trong hồ sơ
Cơ hội còn để ngỏ
Nắm được lý do trượt visa chính là cơ hội để ứng viên “sửa sai”, hoàn thiện hồ sơ và sẵn sàng cho lần nộp tiếp theo.
Nếu lý do từ chối liên quan đến vấn đề tài chính, bạn cần lập tức bổ sung những giấy tờ liên quan đến phần này như thu nhập của người bảo trợ, sao kê tài khoản, giấy tờ liên quan đến công ty (nếu có) của cha mẹ như báo cáo tài chính, giấy nộp thuế… Tuy nhiên, nếu phạm lỗi trong mục này, không nên nộp lại ngay lập tức mà dành lại từ 5 tháng để hoàn thiện, tránh để Lãnh sự quán nghĩ là có sự gian lận.
Nếu trượt visa vì không chứng minh được mục đích du học, chọn trường/khóa học, phải xem lại những gì bạn viết trong kế hoạch học tập (study plan) có logic và đủ sức thuyết phục hay không rồi viết lại toàn bộ phần này, liệt kê mọi thứ mình có, chứng minh cho Lãnh sự quán thấy mình hoàn toàn có mục đích rõ ràng khi đến đất nước họ.
Nếu lỗi nằm ở thông tin cá nhân và quá trình học tập, cần hoàn thiện lý lịch tư pháp thật rõ ràng và khai báo thời gian học tập hợp lý để người xét duyệt không nghĩ bạn lợi dụng kẽ hở trong thời gian học tập ở nước ngoài để lao động bất hợp pháp, thậm chí là trốn lại.
Nhìn chung, bạn không nên vội vàng nộp lại đơn xin visa ngay nếu như chưa rà soát và khắc phục những lỗi khiến hồ sơ bị đánh trượt từ lần trước. Do ứng viên không được hoàn trả lệ phí visa nếu bị từ chối nên để tránh tốn kém, hãy đảm bảo nộp lần nào ăn chắc lần đó.
Những điều nên và không nên
Trước khi nộp lại hồ sơ, ứng viên nên xem xét đến những yếu tố sau để tăng tỉ lệ đậu visa lần 2, tránh mất thời gian cũng như chứng kiến cánh cửa du học ngày càng khép lại.
· Nên
Nếu có điều kiện, lịch sự hỏi người xét duyệt tại sao mình bị từ chối visa hoặc nghiên cứu kỹ lý do nêu trong giấy tờ từ chối hồ sơ của bạn.
Nhanh chóng hủy các dịch vụ đã đặt ở quốc gia mình định đến càng sớm càng tốt để không mất tiền “oan”.
Sau khi tập hợp đủ điều kiện, chú ý làm hồ sơ thật sớm bởi nếu để quá lâu, khả năng bị loại cũng tăng cao.
- Đặt vé máy bay, các dịch vụ đi kèm trước khi chắc chắn có được visa.
- Làm đơn kháng cáo với Lãnh sự quán vì những trường hợp này thường không được giải quyết, lại mất thời gian.
Thay đổi toàn bộ thông tin so với lần đầu nộp đơn (chỉ nên sửa đổi, bổ sung những phần sai sót, chưa hợp lý).