Kinh nghiệm Pack đồ "siêu chuẩn" khi đi du học

Bạn đang chuẩn bị đi du học nước ngoài nhưng chưa biết phải chuẩn bị tư trang hành lí như thế nào cho đủ ? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn bớt bỡ ngỡ.

Kinh nghiệm Pack đồ "siêu chuẩn" khi đi du học

1. Kiểm tra cân nặng hành lí

Theo mình điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra cân nặng hành lí mang theo của mình và số cân mà hãng hàng không cho phép bạn mang theo. Khi bay với các hãng hàng không lớn ở mức vé economy, bạn thường sẽ được kí gửi 30kg và xách tay 7kg mà không phải đóng thêm một khoản phí nào.Chú ý: Những vật dụng như dao, kéo, chất lỏng cần đặt trong hành lí kí gửi vì lí do an ninh. Đặc biệt nhớ cân hành lí trước khi mang tới sân bay nếu không muốn phải bỏ lại đồ hoặc đóng thêm phí.

2. Làm ra một Checklist vài ngày trước khi bay

Đây là điều khá quan trọng nếu như bạn là người hay quên:

- Các loại giấy tờ cần thiết: Hộ chiếu, vé máy bay, CMND, ảnh thẻ. Nên có thêm một tập photo copy của các tài liệu quan trọng như hộ chiếu, CMND, học bạ, giấy mời nhập học, … Chú ý bạn nên giữ thật kĩ hộ chiếu của mình bởi việc làm lại là rất mất thời gian và công sức. Đem theo chứng minh nhân dân gốc qua khi đi du học cũng là điều nên làm bởi nếu chẳng may bạn bị mất hộ chiếu thì CMND gốc này sẽ là giấy tờ rất có giá trị để ĐSQ Việt Nam ở nước ngoài nhanh chóng xác minh được lý lịch cá nhân và quốc tịch Việt Nam của bạn, từ đó việc xét cấp lại Hộ chiếu mới sẽ nhanh chóng hơn.

Hộ chiếu là vật dụng tối quan trọng khi bạn đi nước ngoài

- Quần áo: Không nên mang quá nhiều quấn áo rét vì chúng khá nặng và cồng kềnh. Hơn nữa, quần áo tại nước ngoài cũng không quá đắt, hay có đợt giảm giá và khả năng chống lạnh địa phương tốt hơn. Tùy theo số cân bạn được mang theo thì nên mang vừa đủ quấn áo thun, đồ lót, quần áo mặc ở nhà. Nên để 1-2 bộ quần áo ở trong hành lí xách tay phòng trường hợp phải thay. Tất (mang vài đôi dùng lúc mới sang), Khăn len, Mũ len, găng tay (nên có găng tay da nếu như bên nước du học có tuyết vì sẽ ko bị ngấm).

- Đồ dùng vệ sinh cá nhân: xịt khử mùi, nước hoa, keo vuốt tóc, kem đánh răng, dầu gội đầu, bàn chải, bàn cạo râu, …

- Tiền: Nên đổi một vài triệu VNĐ sang đơn vị tiền tệ của đất nước bạn chuẩn bị đến. Hoặc nếu bạn phải hóa cảnh quá lâu ở một nước trung gian, có trong mình vài chục đến vài trăm USD để phòng thân, tiêu xài hay ăn uống cũng không phải là một điều quá tệ.

- Thuốc: Để đề phòng các trường hợp không may, bạn nên mang theo một số loại thuốc cơ bản như thuốc giảm đau hệ thống (hoạt chất paracetamol, codeine, …) thuốc đau bụng (beberine), dầu gió, thuốc cảm cúm, miếng dán giảm đau, thuốc kháng sinh. Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng nếu như bạn lỡ quên thuốc ở nhà bởi nhiều thuốc cơ bản tại nước ngoài bán không cần kê đơn và bạn có thể mua dễ dàng tại hiệu thuốc hoặc thậm chí là các siêu thị ở sân bay hay khi bạn đã đặt chân đến địa điểm du học.

Panadol có hoạt chất là paracetamol sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm đau và hạ sốt
- Chuẩn bị đồ ăn cho tuần đầu tiên (khi chưa quen với việc đi chợ): Đồ ăn thì chỉ nên mang theo ruốc, nhưng cần đóng gói hút chân không hoặc giấy bạc có tem mác bởi Ở các thành phố lớn đều có cửa hàng hoặc là chợ châu Á nên nguyên liệu rất phong phú để chế biến đồ ăn Việt. Mì tôm cũng có thể được mang theo tùy theo khẩu vị của bạn, nhưng mình không khuyên bởi mình đã vứt đi tầm 15 gói mì tôm khi đi du học lần đầu tiên khi để chúng quá hạn.
- Giầy dép, ba lô: vì sang nước ngoài, đặc biệt là Châu Âu, bạn sẽ phải đi bộ là chính, vì thế nên bạn có thể mang sang đây giầy chạy nhẹ hay giầy bệt để đi cho thoải mái. Ba lô mua loạt quai đeo mềm dễ chịu, vì khi đi du học mọi người hay dùng balo rất tiện.
- Đồ dùng học tập: Nên mua bút chì, bút bi, ngòi chì, bút xóa, máy tính, … trước ở Việt Nam vì đây là những đồ dùng bạn quen sử dụng hơn và rẻ hơn là mua ở nước ngoài. Không cần thiết phải mang theo quá nhiều sách vở vì đồ nước ngoài rất chất lương và giá cả không chênh ở Việt Nam mấy.
Những loại vở đóng gáy như thế này bên nước ngoài thường không quá đắt và có chất lương tốt