Khối ngành STEM – lối đi mới hướng tới định cư Canada

STEM đang là ngành học được chính phủ Canada ưu tiên đào tạo cũng như là lựa chọn của những du học sinh có thiên hướng phát triển về khoa học – kỹ thuật và có mong muốn tìm được việc làm tốt, hướng tới định cư tại nước này.

Khối ngành STEM – lối đi mới hướng tới định cư Canada

STEM và nhu cầu nhân lực

Những năm gần đây, khái niệm STEM bắt đầu được nhắc đến nhiều trong hoạt động du học Canada. Đây là từ chỉ nhóm các ngành học gồm Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Toán học (Mathematics). Chính phủ Canada định nghĩa ngành này như “những lĩnh vực thúc đẩy những giới hạn về sự hiểu biết của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, góp phần vào việc cải tiến khoa học kỹ thuật và cạnh tranh thông qua việc tạo ra kiến thức mới” và hi vọng rằng bằng việc đẩy mạnh đào tạo STEM, Canada sẽ trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới về công nghệ và đổi mới.

Bộ phận Phát triển nguồn nhân lực Canada (HRSDC) dự đoán rằng gần 75% việc làm mới trong giai đoạn 2009-2018 sẽ thuộc lĩnh vực STEM. Ý thức được tầm quan trọng của STEM, nhu cầu giáo dục, tạo ra nguồn nhân lực cho khối ngành này được đặt lên hàng đầu bởi giáo dục STEM không chỉ thúc đẩy nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy đổi mới kinh doanh mà còn tăng khả năng làm việc cũng như kỹ năng tư duy và phân tích của sinh viên theo học STEM.

Xem thêm :Những lưu ý cần thiết khi học khối ngành STEM tại Mỹ

Mở “cánh cửa” học - làm

Thực tế cho thấy chính sinh viên bản xứ cũng khó theo học ngành STEM bởi khối ngành này yêu người học phải nắm vững kiến thức Tự nhiên. Thế nhưng, đây lại là cơ hội tốt của du học sinh Châu Á nói chung và người Việt nói riêng bởi thế mạnh trong giảng dạy của nước ta thường nghiêng về Toán, Lý, Hoá, nền tảng những môn này của các bạn thường vững chắc hơn học sinh đồng trang lứa đến từ các quốc gia khác. Ngoài ra, một khi đã được đào tạo về lĩnh vực STEM, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở bất cứ môi trường nào vì đây vẫn là nhóm ngành “khát” nhân lực của nhiều nước trên thế giới như Úc, Mỹ…

Để thúc đẩy sinh viên đến Canada học STEM, ngoài du học theo diện chứng minh tài chính, CES giảm chứng minh tài chính, sắp tới Chính phủ nước này sẽ ra mắt SDS – dự án tinh giảm thủ tục xin visa du học Canada. Với phạm vi mở rộng ra nhiều đại học, điểm IETLS đầu vào tăng, chắc chắn đây sẽ là chương trình tối ưu nhằm phục vụ nhu cầu thu hút sinh viên thực sự có nhu cầu học khối STEM.

Bên cạnh đó, bản thân Chính phủ Canada cũng ưu tiên người nhập cư tham gia lĩnh vực STEM và khuyến khích du học sinh theo học những ngành này bằng cách đặt ra những ưu đãi về việc làm với mong muốn đây sẽ là nguồn nhân lực mới của đất nước, giúp Canada tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm mới, đóng góp cho sự phát triển của quốc gia. Theo trang web Glassdoor, các công việc được trả lương cao nhất cho sinh viên sau tốt nghiệp đều thuộc lĩnh vực STEM, thậm chí là cao hơn những ngành ngoài STEM đến $15,500 CAD, cụ thể:

Công việc

Mức lương (CAD/năm)

Kỹ sư khoa học máy tính

$70,000

Kỹ sư điện

$68,438

Kỹ sư cơ khí

$66,040

Công nghệ thông tin

$65,000

Kỹ sư dân sự

$63,000

Kỹ sư công nghiệp

$62,270

Quản lý hệ thống thông tin

$60,960

Thống kê

$60,000

Tiến bước định cư

Sau tốt nghiệp, du học sinh Canada vốn được ở lại nước này từ 1 đến 3 năm và có thể nộp đơn xin định cư trong thời gian đó, đặc biệt là theo diện Đề cử tỉnh bang (Immigrant Nominee Program).

Tuy nhiên, người học khối ngành STEM nay còn được ưu đãi định cư hơn nhờ chính sách mở cửa ở những tỉnh bang đang cần nguồn lực. Mới đây, tỉnh bang Manitoba tuyên bố sẽ ra mắt chương trình định cư International Education Stream (IES).

Theo đó, sinh viên tốt nghiệp khối ngành STEM, đặc biệt là những người đã trải qua kỳ thực tập thuộc lĩnh vực này tại các trường thuộc Manitoba sẽ được đề cử định cư nhanh hơn và không còn yêu cầu ứng viên phải làm việc ít nhất 6 tháng trước khi xét đơn. Đây là tỉnh đầu tiên áp dụng chính sách này, qua đó con đường định cư Canada, đặc biệt là Manitoba cho du học sinh sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều ngoài xét đơn thường trú theo Work Experience Pathway diện tay nghề cao thông thường.