Chính sách đơn giản hóa thủ tục xin visa du học (CES) của Canada không hoàn toàn ưu việt như trong tưởng tượng, dù nó được coi như “cứu cánh” cho nhiều du học sinh do giảm yếu tố chứng minh tài chính.
Ai quan tâm tới du học Canada hẳn đều biết tới Canada Express Study (CES) - hoạt động nhằm đơn giản hóa việc chứng minh tài chính và cấp visa cho du học sinh Việt được Chính phủ Canada kết hợp với Hiệp hội các trường Cao đẳng và Học viện Canada (CICan) áp dụng từ tháng 1/2016.Xem thêm :
Du học sinh được hứa hẹn có cơ hội nhập học 1 trong 55 trường thuộc CES mà không cần chứng minh tài chính cũng như nhanh nhận được visa hơn, miễn là đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Có IELTS tối thiểu 5.0 và không kỹ năng nào dưới 4.5
- Đăng ký học tại 1 trường có trong danh sách CES
- Đóng toàn bộ học phí của năm đầu tiên tại trường
- Mua GIC tại Ngân hàng Scotiabank, giá trị 10,000 CAD
- Bắt buộc khám sức khỏe trước
- Nộp hồ sơ xin visa trước thời hạn nhập học 60 ngày
Tuy vậy, nếu phân tích các yếu tố cần để đủ điều kiện tham gia CES, chưa chắc chương trình này vẫn toàn màu hồng như nhiều người mơ tưởng và sang Canada học theo đường trên cũng cần sự cân nhắc kỹ càng.
Chi phí ban đầu lớn
Đóng 10,000 CAD vào ngân hàng Scotiabank có thể là lựa chọn tối ưu với bạn trẻ nào có điều kiện nhưng gia đình không chứng minh được tài chính (VD: kinh doanh tự do, không chứng minh được thuế thu nhập, vv…). Tuy nhiên, với những phụ huynh không quá dư dả, chỉ đủ tiền cho con đi du học thì bỏ ra số tiền tương đương 179 triệu VNĐ là khá lớn. Xét trong thời điểm nộp hồ sơ và làm đủ loại thủ tục có chi phí đi kèm thì chắc chắn chi phí cần nộp không hề giới hạn trong con số 10,000 CAD ban đầu.
Đặc biệt,
chương trình CES không đảm bảo bạn trúng visa 100%. Nếu chẳng may trượt, việc hoàn tiền cho các bạn cũng khá tốn thời gian và nhiều thủ tục nhiêu khê.
Hạn chế trong chọn trường
Nếu du học diện chứng minh tài chính, bạn có thể tìm trường thỏa thích, miễn là nơi bạn muốn học thuộc lãnh thổ Canada. Ngược lại, đi theo chương trình CES, lựa chọn của bạn bị giới hạn trong con số 55 cơ sở trên danh sách.
Danh sách CES hoàn toàn vắng bóng những đại học top đầu như McGil University, University of Columbia, Simon Fraser University, vv… Đa phần những trường tham gia chương trình này là cao đẳng và một và đại học nhỏ, chủ yếu tập trung ở tỉnh Ontario và British Columbia. Đây sẽ là hạn chế cho những ai có nguyện vọng học các trường lớn, uy tín cũng như tìm kiếm cơ hội rộng khắp trên đất Canada. Với người chọn học cao đẳng theo diện CES, sau đó xin thêm Giấy phép học tập (study permit) và chuyển tiếp lên đại học thì chi phí học tập có thể sẽ “đội” lên rất nhiều.
Ngoài ra, nhiều đại học, cao đẳng thuộc diện CES chỉ cấp văn bằng Diploma hoặc Advanced Diploma nên du học sinh cần chọn khóa học và trường kỹ lưỡng nếu đặt mục tiêu cao hơn.
Hồ sơ xin visa bị chú ý
Nhiều người ngộ nhận rằng du học theo diện CES có nghĩa là khả năng nhận được visa lên tới… 99%. Tuy nhiên, như đã nói trên, chương trình CES chỉ giúp học sinh bớt được các thủ tục nhiêu khê trong quá trình xin học chứ không hề có nghĩa rằng cứ đi theo diện này là chắc chắn sẽ có visa.
Xin visa du học theo chương trình CES có nghĩa là đa phần hồ sơ không qua bước chứng minh tài chính. Điều này tưởng chừng như có lợi cho sinh viên, nhưng đôi khi lại kéo theo sự chú ý không mong muốn của nhân viên xét duyệt hồ sơ.
Thông thường, gặp hồ sơ xin visa chương trình CES, cơ quan xét duyệt sẽ để tâm kỹ hơn đến study plan, bao gồm điểm số tại Việt Nam, lý do & mục đích du học cũng như lộ trình học tập dự kiến trong thời gian ở Canada của người nộp. Bởi vậy, khả năng “đậu visa” đôi khi phụ thuộc cả vào vào học lực của bạn.