Du học tại tỉnh bang nhỏ: Lối đi mới hướng tới định cư tại Canada

Ngoài những tỉnh bang lớn, đô thị phồn hoa, làn sóng du học sinh tìm tới những tỉnh nhỏ, vùng hẻo lánh ở Canada đang ngày một tăng do các ưu đãi về việc làm, định cư chính quyền ban tặng cho sinh viên quốc tế.

Những ai quan tâm tới du học hẳn đều biết British Columbia, Ontario,… là những tỉnh bang thu hút du học sinh nhất Canada do diện tích rộng lớn, có nhiều trường đại học đứng hàng top trên thế giới. Thế nhưng, hạn chế của những vùng này là tỉ lệ cạnh tranh cao về “suất” học, cơ hội việc làm,…

Xem thêm : Cơ hội việc làm và định cư Canada cho sinh viên tốt nghiệp đại học

Du học tại tỉnh bang nhỏ: Lối đi mới hướng tới định cư tại Canada

Du học Canada - Hướng đi mới cho định cư Canada

Giữa lúc mọi người “đổ xô” về các đô thị lớn, một số tỉnh bang vừa và nhỏ, ít tên tuổi trên bản đồ du học như New Brunswick, Saskatchewan, Newfoundland, Nova Scotia , Quebec… lại nổi lên như những “thế lực” mới khi liên tiếp tạo ra những cơ hội đón chào sinh viên quốc tế, vạch ra những lối đi mới về học tập, việc làm và định cư.

Sơ lược về “thiên đường mới” của du học sinh

Các “miền đất hứa” mới được “điểm mặt gọi tên” với giới du học sinh làNew Brunswick, Saskatchewan, Newfoundland, Nova Scotia , Quebec. Trước đây, chúng bị lãng quên do điểm chung là có diện tích nhỏ, nằm ở vị trí không thuận lợi, dân cư thưa thớt, nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, khai khoáng hoặc sử dụng đa ngôn ngữ gây khó khăn trong giao tiếp (VD: Quebec, New Brunswick đều sử dụng Pháp ngữ).

· Quebec

Quebec có diện tích lớn nhất Canada, tỉ lệ dân cư đứng thứ 2 đất nước, có khí hậu ôn hòa 4 mùa rõ rệt. Tỉnh nổi tiếng do có nền kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ với thế mạnh về kỹ thuật, chế tạo, hàng không, tài chính, y dược,… Tuy nhiên, 82% dân số Quebec nói tiếng Pháp và đây là ngôn ngữ bắt buộc ở vùng này. Pháp ngữ cũng là yếu tố khiên du học sinh “chùn chân” khi chọn Quebec là địa chỉ học tập.

· New Brunswick

Đây là tỉnh bang nằm ven biển vùng đông Canada, rộng hơn 72 nghìn km2, dân số ở mức 757 nghìn người – là 1 trong những tỉnh nhỏ nhất nước này. 80% diện tích tỉnh được bao phủ bởi rừng rậm và là nơi cư trú của động vật hoang dã. Ở đây có khí hậu ôn đới hải dương với nhiều danh lam thắng cảnh, do đó thế mạnh kinh tế của New Brunswick là du lịch, dịch vụ và hàng hải.

Tại New Brunswick, cộng đồng nói tiếng Pháp chiếm 1/3 dân số.

· Saskatchewan

Tỉnh bang tọa lạc tại miền Tây Canada, có diện tích rộng hơn 651 nghìn km2 (đứng thứ 6 cả nước), dân số vào khoảng 996 nghìn người. Dân cư chủ yếu tập trung tại một nửa miền Nam của tỉnh, do nửa còn lại là vùng đất rừng. Nằm sâu trong đất liền nên khí hậu nơi đây khắc nghiệt. hơn các tỉnh bang khác. Mùa đông nhiệt độ thường xuống đến -50 °C, tuyết rơi rất dày, hay có bão tuyết.

Nền kinh tế Saskatchewan chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai mỏ do nơi đây sở hữu những thảo nguyên bạt ngàn cùng các mỏ dầu và uranium hàng đầu thế giới.

· Newfoundland và Labrador

Tỉnh bang nằm ở cực đông Canada, bảo gồm đảo Newfoundland và vùng đất liền (Labrador), rộng hơn 405 nghìn km2, dân số ước tính khoảng 519 nghìn người – nhỏ và thưa dân gần nhất đất nước.

Kinh tế Newfoundland và Labrador tập trung ở các ngành khai mỏ, sản xuất dầu, chế tạo. Ngoài ra, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP với sự nổi lên của dịch vụ tài chính, y tế, hành chính công. Khí hậu nơi này đa dạng, nhưng nhìn chung không quá khắc nghiệt.

· Nova Scotia

Đây là bán đảo thuộc miền đông Canada. Tuy chỉ rộng vỏn vẹn hơn 55 nghìn km2 nhưng Nova Scotia có 936 nghìn dân, đứng thứ 7 toàn quốc cũng như có mật độ dân cư cao thứ 2 Canada. Khí hậu tương đối ôn hòa, Nhiệt độ mùa hè trung bìnhi vào khoảng 24 – 28,2 độ C, mùa đông dao động từ -6.7 – 1 độ C.

Các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh này là nông nghiệp, khai thác dầu khí cùng “ông lớn” mới nổi là thông tin truyền thông. Tuy nhiên, Nova Scotia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp (năm 2010 là 2010 là $38.475, thấp hơn đáng kể so với bình quân đầu người của quốc gia là $47.605).

Điểm chung của 5 vùng đất là dù số lượng người bản xứ vẫn chiếm hàng đầu nhưng vô cùng niềm nở đón chào dân nhập cư, nhất là các sinh viên quốc tế.

Bạn sẽ quan tâm :Danh sách 55 TRƯỜNG tham gia chương trình Canada CES 2018

“Cơ hội vàng” trong học tập

Có nhiều hạn chế khiến du học sinh “chùn chân”, 5 tỉnh bang này lại biến bất lợi thành thuận lợi bằng cách tung hàng loạt chính sách ưu đãi sinh viên quốc tế, tìm kiếm “hiền tài” giúp xây dựng “quê hương thứ 2” của họ.

Về giáo dục, dù địa lý không ưu ái nhưng các tỉnh trên đều sở hữu những trường đại học, cao đẳng nổi tiếng với chất lượng giáo dục đạt chuẩn quốc tế. Đơn cử, bang New Brunswick có trường University of Brunswick, đứng thứ 26 Canada và 660 quốc tế, bang Newfoundland và Labrador có Memorial University of Newfoundland (hạng 23 Canada, 452 thế giới), Saskatchewan được biết đến với niềm tự hào University of Saskatchewan (top 10 trong nước và top 300 quốc tế). Còn Quebec vốn đã nổi tiếng với hàng loạt trường như McGil University, University of Montreal, vv…

Ngoài chất lượng giáo dục đã được công nhận, những trường này còn có điểm chung là học phí rẻ, hợp túi tiền sinh viên quốc tế, nhất là các bạn trẻ đến từ nước đang phát triển. Dưới đây là bảng học phí trung bình ở 5 tỉnh đã nêu.

Tỉnh

Học phí trung bình (bậc Đại học)

Quebec

Từ 4.010 CAD đến 6.125 CAD cho 1 kỳ học

Cụ thể: https://en.wikipedia.org/wiki/Higher_education_in_Quebec#Tuition_fees

New Brunswick

Từ 5.000 CAD đến 16.000 CAD

Cụ thể: http://www2.gnb.ca/content/gnb/en/departments/post-secondary_education_training_and_labour/Skills/content/Institutions/InternationalStudents/cost_of_education.html

Newfoundland và Labrador

Từ 8.000 CAD trở lên

Cụ thể: https://www.univcan.ca/universities/facts-and-stats/tuition-fees-by-university/

Saskatchewan

15.000 CAD đến 19.000 CAD

Cụ thể: https://www.univcan.ca/universities/facts-and-stats/tuition-fees-by-university/

Nova Scotia

9.000 CAD đến 16.000 CAD

Cụ thể: https://www.univcan.ca/universities/facts-and-stats/tuition-fees-by-university/

Ngoài ra, những tỉnh này cũng có trường thuộc danh sách CES – cấp visa miễn chứng minh tài chính của chính phủ Canada.

Việc làm rộng mở, ưu đãi định cư

Cũng như những vùng lãnh thổ khác của Canada, khi còn đi học, sinh viên quốc tế ở các tỉnh nói trên đều được phép làm thêm 20h/tuần và không giới hạn thời gian trong kỳ nghỉ. Khi tốt nghiệp, sinh viên được quyền ở lại tìm việc từ 1 đến 3 năm. Thông thường, các tỉnh nhỏ hiện đang “khát” nhân lực, tỉ lệ cạnh tranh thấp nên cũng dễ tìm việc hơn.

Tuy nhiên, những hậu đãi việc làm sau khi tốt nghiệp mới là điều đáng nói. Ở New Brunswick, Nova Scotia, Saskatchewan, Newfoundland và Labrador, chương trình Chỉ định tỉnh bang nhằm cho phép người nước ngoài định cư đã được tiến hành và hoạt động khá hiệu quả.

Ở Quebec, bạn có thể xin thường trú dựa vào chương trình Kinh nghiệm Quebec (Québec experience program) khi tốt nghiệp 1 cơ sở giáo dục được chính quyền tỉnh công nhận trong vòng 36 tháng, học tập tại Quebec ít nhất 2 năm và đã học tiếng Pháp trình độ trung cấp tại tỉnh này.

Tốt nghiệp các trường ở New Brunswick, bạn được quyền tham gia chương trình Chỉ định tỉnh (New Brunswick Provincial Nominee Program (NBPNP) để đăng ký định cư. Yêu cầu của bang này khá dễ, ứng viên nếu là sinh viên và chọn diện Tay nghề cao (Skilled Worker) chỉ cần đạt mức điểm 50 -51-54.

Tại tỉnh bang Nova Scotia, các cựu sinh viên có thể nộp đơn cho chương trình Chỉ định tỉnh (The Nova Scotia Nominee Program – NSNP) theo hình thức Express Entry và Skilled Worker không cần tính thang điểm, chỉ cần thỏa mãn các tiêu chuẩn của chính quyền nơi đây.

Tại Saskatchewan – nơi đang thiếu hụt lao động trầm trọng, chính quyền đã ban hành chương trình Chỉ định Tỉnh Saskatchewan (Saskatchewan Immigrant Nominee Program- SINP), cho phép các lao động có tay nghề cao hoạt động trong những ngành nghề thiếu nhân lực nộp hồ sơ để nhận giấy chứng nhận tỉnh bang và từng bước trở thành cư dân thường trú theo diện Lao động quốc tế tay nghề cao (International Skilled Worker) hoặc Lao động có kinh nghiệm hoạt động tại Saskatchewan (Worker with Saskatchewan Work Experience).

Tương tự, Newfoundland và Labrador cũng chấp nhận nộp đơn diện Tay nghề cao (Skilled worker) và Du học sinh đại học (International Graduate) theo chương trình Chỉ định bang (Newfoundland and Labrador Provincial Nominee Program (NLPNP).

Đáng chú ý :Top 20 ngành nghề “hot” nhất tại Canada giai đoạn 2015 – 2022