Tính từ tháng 7/2014 tới tháng 6 năm 2015, Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới của Australia DIBP đã từ chối 11.000 visa du học của “non-genuine students” – những du học sinh được cho là không có mục đích học tập thật sự, tăng 30% so với cùng kỳ trước đó, cao nhất trong mấy năm trở lại đây. Du học sinh Việt Nam đứng thứ 4 trong bảng danh sách bị từ chối này. Kết quả này nằm trong một chuỗi những động thái dọn đường cho khung xét visa mới, đơn giản hơn nhưng không loại trừ khả năng sẽ siết chặt hơn. Theo tờ The Australian cho biết, khung xét visa mới sắp được đưa vào áp dụng sẽ bao gồm cả thước đo độ rủi ro về quốc tịch của du học sinh xin visa cũng như uy tín của đơn vị giáo dục tại Australia mà du học sinh đó nhập học.
Thước đo độ rủi ro về quốc tịch và “genuine student”, GTE
Chỉ cần nhìn vào vị trí thứ 4 trong danh sách bị từ chối visa du học vừa công bố của DIBP cũng đủ thấy du học sinh Việt Nam đang ở thế bất lợi như thế nào trước cánh cổng visa du học cao vời vợi. Trong khi đó, cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, những quan ngại về nền giáo dục nước nhà, ngày càng có nhiều gia đình lựa chọn phương án du học cho con em mình. Nếu du học ngày trước gần như luôn gắn với học bổng, với những học sinh có thành tích xuất sắc nhất thì nay, xuất phát từ ý thức về sự đầu tư đúng lúc, đúng thời điểm, nhiều vị phụ huynh đã bỏ ra khoản đầu tư đáng giá cả một cơ ngơi để con mình tiếp nhận được một nền giáo dục quốc tế, khởi đầu trên hành trình trở thành công dân toàn cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh “dòng chính” những học sinh mang khát vọng học tập thực sự, không thể bỏ qua sự tồn tại của một số lượng những bạn trẻ coi tấm thẻ visa du học như một hình thức di cư, đổi đời thay vì ý đồ học tập nghiêm túc. Họ không tuân thủ lộ trình học tập đã đăng ký, bỏ học, đi làm chui. Những “con sâu” ấy vô tình đã làm rầu cho cả “nồi canh Việt Nam”, đưa nước ta vào bản danh sách đen và khiến tương lai du học của nhiều học sinh thực sự trắc trở hơn nhiều lần.
Bởi lẽ đó, ngoài phần chọn trường học phù hợp và lo phương án tài chính, hiện nay du học sinh và các bậc phụ huynh còn phải quan tâm tới việc chứng minh mình là “genuine student” (học sinh có mục đích học tập thật sự) và là “GTE” – Genuine Temporary Entrant (Người nhập cảnh đúng mục đích). Chỉ cần chọn lộ trình học tập không thực sự phù hợp với hồ sơ học tập, kinh nghiệm của bản thân hoặc sơ xuất trong việc giải trình cho lộ trình ấy, không được chuẩn bị kỹ cho phỏng vấn visa, học sinh dù có mục đích học tập nghiêm túc vẫn trượt visa.
Khi xét visa, DIBP sẽ xem xét kỹ lưỡng các yếu tố sau khi xét duyệt hồ sơ: Tình trạng đang xảy ra tại nước nhà của du học sinh; Tình trạng có thể xảy ra với du học sinh tại Australia; Kỷ lục di trú của du học sinh; Giá trị khóa học đối với tương lai của du học sinh; Các vấn đề liên quan tới ý định lưu trú của du học sinh.
Việc này được cụ thể hóa bằng các câu hỏi được đặt ra dành cho du học sinh như sau:
- Tại sao học sinh đó không học khóa học tại nước nhà mà phải qua Australia học?
- Học sinh có sự gắn bó gì với nước nhà không? Hay là học xong rồi sẽ không quay trở về nước nhà nữa?
- Mục đích qua Australia học hay là làm kinh tế? Hoặc vì mục đích khác?
- Trốn tránh nghĩa vụ quân sự tại nước nhà.
- Tình trạng chính trị bất ổn.
- Có thân nhân tại Australia là yếu tố khiến khả năng học sinh ở lại Australia sau khi học cao hơn.
- Sự hiểu biết của học sinh về khóa học, lối sống của Australia, trường học, v.v…
- Khóa học có giống như mong muốn của học sinh và liệu học sinh có theo đuổi được khóa học này không?
- Hoàn thành khóa học có thể xin được việc làm tại nước nhà khi tốt nghiệp.
- Học sinh đã vi phạm luật di trú của quốc gia nào khác chưa?
- Học sinh đã từng bị từ chối cấp visa của quốc gia khác chưa?
Hồ sơ và lộ trình, giải trình học tập của học sinh phải đảm bảo giải đáp thỏa đáng tất cả các vấn đề ấy. Trong một số trường hợp, bộ phận cấp visa có thể sẽ phỏng vấn học sinh để thêm căn cứ xét duyệt.
Thước đo về mức độ uy tín của đơn vị giáo dục tại Australia mà du học sinh nhập học
Cũng theo DIBP, hình thức visa ưu tiên SVP (Streamlined Student Visa Processing) đã bị một số cơ sở giáo dục chất lượng thấp (thường kèm với mức học phí thấp, thời gian học tập ngắn) tại Australia lợi dụng và thu hút nhiều học sinh nước ngoài đăng ký học ở đây như một cách nhập cư dễ dàng vào Úc. Bởi lẽ đó, với khung visa mới sẽ áp dụng từ giữa năm 2016, mức độ uy tín của đơn vị giáo dục tại Australia chính thức được đưa thành tiêu chí xét duyệt visa du học của học sinh thay vì tình trạng vàng thau lẫn lộn trong các trường thuộc diện SVP hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Úc, ngài Christopher Pyne, khẳng định: “Chất lượng dịch vụ giáo dục mà Australia cung cấp cho quốc tế là một tài sản mà chúng ta cần bảo vệ và nâng cao. Giáo dục quốc tế là một trong bốn ngành xuất khẩu lớn nhất của Úc và là ngành dịch vụ xuất khẩu lớn nhất, đứng trên cả du lịch, vậy nên việc giữ gìn danh tiếng có vai trò trọng yếu.”
Đứng trước hoàn cảnh này, việc lựa chọn cơ sở giáo dục uy tín để giảm thiểu rủi ro là một trong những yếu tố then chốt để có được visa. Tuy nhiên, hầu hết các trường đại học lớn của Australia đều có yêu cầu rất cao về học thuật và tiếng Anh mà chỉ số ít học sinh Việt Nam đáp ứng được, chưa kể đến một số trường chỉ công nhận bằng cấp của các trường PTTH và đại học hàng đầu tại Việt Nam.
Nhưng điều đó không có nghĩa cánh cửa du học hoàn toàn đóng lại. Các bạn học sinh vẫn có thể lựa chọn lộ trình “pathway”, học năm đầu tại các cơ sở giáo dục lớn dành cho sinh viên quốc tế, chẳng hạn như Navitas – tập đoàn hàng đầu thế giới về đào tạo pathway, có cơ sở đặt tại nhiều trường đại học lớn tại Úc, trong đó có trường Adelaide thuộc top G8 (8 trường đại học hàng đầu Australia). Tổng thời gian học tập và học phí không hề thay đổi so với việc vào thẳng năm nhất của trường đại học, thậm chí tiết kiệm hơn. Cách thức này cũng “an toàn” hơn với những bạn học sinh mới đặt chân ra nước ngoài còn lạ nước lạ cái. Thay vì hội trường vài trăm sinh viên, học sinh được học trong lớp quy mô hơn 20 sinh viên, được trao đổi thường xuyên hơn với các giáo sư trực tiếp giảng dạy nên tiến bộ nhanh chóng hơn và được chỉ bảo chu đáo hơn.
Vì sao Úc vẫn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho du học sinh Việt?
Mặc cho chính sách visa ngày càng khó khăn, sức hấp dẫn của Australia với du học sinh Việt Nam vẫn rất rất khó cưỡng. Không cạnh tranh như Mỹ, cơ hội ở lại làm việc dễ dàng hơn Mỹ và châu Âu, không chịu sức nặng về hồ sơ tài chính như hồ sơ visa du học Canada, Úc vẫn là một trong những lựa chọn tối ưu cho du học sinh Việt Nam. Australia đứng thứ 7 về giáo dục toàn cầu trên bảng xếp hạng danh tiếng Shanghai. Giáo dục Australia là một trong những nền giáo dục được thế giới công nhận đạt chất lượng cao, cũng như đạt thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực nghiên cứu, đa số các trường đại học tại Úc là các trường công lập. Hàng năm, chính phủ Australia đã giành rất nhiều ngân sách đầu cho lĩnh vực nghiên cứu ở các cấp học. Hơn nữa, chương trình đào tạo tại Úc rất đa dạng để du học sinh lựa chọn: từ các chương trình tiểu học, phổ thông tới các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành;với hàng trăm ngành đào tạo như: Kinh tế, tài chính ngân hàng, du lịch-khách sạn,… phù hợp với xu thế phát triển của thế giới nói chung và hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng.
Australia là nước có tổng số du học sinh đứng hàng thứ 3 sau Anh Quốc và Hoa Kỳ về số lượng du học sinh đến học tập và tìm kiếm công việc tại đây
Ngoài ra, luật pháp của Australia đều có chính sách ưu đãi dành cho các bạn sinh viên nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng giành cho các du học sinh bằng những đạo luật rất cụ thể. Với nước Úc, bạn sẽ nhận thấy đây là một đất nước phát triển, năng động, yên bình và an toàn bậc nhất trên thế giới. Khí hậu trong lành, phong phú, con người thân thiện và đặc biệt số lượng du học sinh Việt Nam tăng lên ở Australia không ngừng tạo nên một cộng đồng người Việt đông đúc, đoàn kết. So với các nước nói tiếng Anh khác, Australia là nước có tổng số du học sinh đứng hàng thứ 3 sau Anh Quốc và Hoa Kỳ về số lượng du học sinh đến học tập và tìm kiếm công việc tại đây.
Với đội ngũ tư vấn viên đều là được đào tạo chuyên môn bài bản cũng như từng là cựu du học sinh đi học, làm việc tại chính những quốc gia mà bạn đang hướng tới, Trang Tuyển Sinh thấu hiểu, hỗ trợ và giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho ước mơ vươn ra thế giới của mình. ☎ Điện thoại: 0914.222.131 (Hà Nội) - 0395.12.12.1990 (Hồ Chí Minh) |