Du học Úc 2013: Hướng dẫn hồ sơ xin thị thực đào tạo đại học (diện thị thực 573) – mức xét duyệt 3

Bài viết gốc :
https://old.trangtuyensinh.com/du-hoc-uc-2013-huong-dan-ho-xin-thi-thuc-dao-tao-dai-hoc-dien-thi-thuc-573-muc-xet-duyet-3.html

Những thông tin được cung cấp trong hướng dẫn này nhằm mục đích hỗ trợ đương đơn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin thị thực du học Úc tại Việt Nam.


Vào ngày 24 tháng 3 năm 2012, việc xét duyệt thị thực ở mức độ ưu tiên đối với một số đương đơn xin thị thực du học Úc được giới thiệu tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng xem trang mạng dưới đây.

Xem: www.immi.gov.au/students/_pdf/2011-university-sector-streamlined-processing.pdf


Hướng dẫn dưới đây dành cho những đương đơn xin thị thực đào tạo đại học không thuộc diện được xét ở mức độ ưu

tiên – nhưng có kế hoạch học tập là Gói khóa học (bao gồm hai hoặc nhiều khóa học) và ít nhất một trong những khóa

học đó được xét duyệt theo mức độ xét duyệt 3 (trừ trường hợp học Anh ngữ ELICOS).


Để biết thêm thông tin về Mức độ xét duyệt thị thực du học, vui lòng xem trang mạng dưới đây.

Xem: www.immi.gov.au/students/student-visa-assessment-levels.htm


Du học Úc 2013: Hướng dẫn hồ sơ xin thị thực đào tạo đại học (diện thị thực 573) – mức xét duyệt 3

Du học Úc 2013: Hướng dẫn hồ sơ xin thị thực đào tạo đại học


Công chứng/ thị thực giấy tờ


Tại Việt Nam, các giấy tờ công chứng/thị thực phải được Phòng Công chứng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân địa phương xác nhận và đóng dấu sao y bản chính. Ở Úc, các giấy tờ có thể được xác nhận bới Ngời có thẩm quyền xác nhận lời tuyên thệ trước Pháp luật theo Bộ luật tuyên thệ 1959

Xem: http://www.ag.gov.au/Publications/Pages/Statutorydeclarations.aspx



Lưu ý: Bản sao của những bản công chứng/thị thực sẽ không được chấp nhận



Dịch thuật tiếng Anh


Tất cả những giấy tờ chính thức không viết bằng tiếng Anh phải có bản dịch tiếng Anh có công chứng/thị thực đính kèm. Ở Việt Nam, việc dịch thuật phải do các cơ quan được phép dịch thuật các loại giấy tờ thực hiện. Xin lưu ý là Hộ khẩu nộp trong hồ sơ xin thị thực du học không cần dịch sang tiếng Anh.


Chuẩn bị nộp hồ sơ


Đương đơn nộp hồ sơ xin thị thực sinh viên được khuyến khích nộp hồ sơ ít nhất 8 tuần trước ngày khóa học bắt đầu.

Từ ngày 1 tháng 4 năm 2012, tất cả các hồ sơ xin thị thực du học sẽ được xét duyệt tại Tổng Lãnh sự quán Úc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cách thức nộp hồ sơ vẫn không thay đổi.

Xem: www.hcmc.vietnam.embassy.gov.au/hchi/How_to_apply_for_a_v.html


Các thông tin khác


Chúng tôi khuyến khích quý vịm xem thê các thông tin khác trên trang mạng của Bộ Nhập cư và Quốc tịch Úc và trên trang mạng của Tổng Lãnh sự quán Úc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem: www.immi.gov.au/students/ www.hcmc.vietnam.embassy.gov.au/hchi/visas_and_migration.html




HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ XIN THỊ THỰC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC (DIỆN THỊ THỰC 573) – MỨC ĐỘ XÉT DUYỆT ƯU TIÊN


I/Mẫu đơn và các giấy tờ cá nhân


1-Điền đầy đủ thông tin, ký tên và ghi ngày tháng vào mẫu đơn 157A.


Xem: http://www.immi.gov.au/allforms/application-forms/forms_num2.htm


2-Một tấm hình cỡ hộ chiếu (4cm x 6cm). Hình chụp không được quá 6 tháng.


3-Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai chi tiết về thân nhân.


Xem: http://www.hcmc.vietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/relativesform.pdf


4-Bản sao công chứng trang có các chi tiết về nhân thân trong hộ chiếu của đương đơn và các thành viên trong gia đình cùng xin đi trong đơn (Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 6 tháng).


Ghi chú: Sau khi được yêu cầu khám sức khoẻ, bản chính hộ chiếu phải được nộp lại cho văn phòng chúng tôi thông qua Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Úc.


5-Nộp bản gốc Sơ yếu lý lịch (CV) bao gồm các chi tiết về quá trình học tập và công tác, có xác nhận của chính quyền địa phương. Sơ yếu lý lịch phải được xác nhận không quá 6 tháng.


6-Bản sao công chứng tất cả các trang Sổ hộ khẩu hiện tại.


7-Bản sao công chứng Giấy khai sinh.


8-Bằng chứng tình trạng hôn nhân:





· Nếu đã lập gia đình, nộp bản sao công chứng Giấy đăng ký kết hôn;




· Nếu chung sống không đăng ký kết hôn, nộp bằng chứng quan hệ đã liên tục kéo dài ít nhất là 12

tháng;




· Nếu đã ly hôn, nộp bản sao công chứng Quyết định ly hôn của tòa án;




· Nếu góa bụa, nộp bản sao công chứng Giấy chứng tử của người vợ/chồng đã mất.



Nếu đang làm việc, nộp bằng chứng công việc làm hiện tại (bằng chứng có thể là Hợp đồng lao động, Giấy xác nhận của nơi đang làm việc).



II/Giấy đăng ký nhập học và các giấy tờ lên quan đến học vấn


1-Giấy xác nhận nhập học chính thức điện tử (eCOE) và/hoặc Thư mời học vẫn còn hiệu lực của nhà trường cho khóa học/các khóa học dự kiến (thời gian nghỉ giữa các khóa học trong năm không được quá 2 tháng hoặc không quá 3 tháng nếu thời gian nghỉ rơi vào tháng 12; các khóa học KHÔNG được trùng ngày với nhau).


Ghi chú: Nếu eCOE chưa được nộp vào thời điểm nộp hồ sơ thì phải nộp trước khi thị thực được cấp.


2-Bản gốc và 1 bản sao bằng cấp tiếng Anh có hiệu lực trong vòng 2 năm trở lại trước ngày nộp hồ sơ xin thị thực. Bằng cấp tiếng Anh có thể là bằng IELTS, TOEFT internet-based, The Peason of English Academic (PTE) hoặc the Cambridge English: Advanced (CAE).





· Nếu vào học ngay khóa học không cấp bằng, yêu cầu điểm tối thiểu cho bằng cấp tiếng Anh là IELTS-



5.5; TOEFL-46; PTE-42 hoặc CAE-47.





· Nếu COE hoặc Thư mời học khóa học Anh ngữ (ELICOS) với thời gian không quá 30 tuần trước khi bắt đầu khóa học không cấp bằng, yêu cầu điểm tối thiểu cho bằng cấp tiếng Anh là IELTS-4.5; TOEFL32; PTE-30 hoặc CAE-36.



3- Bản gốc và bản sao học bạ. Đương đơn phi cung cấp bằng chứng là:


• Đương đơn đã hoàn tất lớp 12 hoặc tương đương;

• Đương đơn đã hoàn tất ớp 11 hoặc tương đương và sẽ học 1 khóa dự bị trước khi bắt đầu khóa học chính thức


3-Bản gốc và 1 bản sao học bạ. Đương đơn phải cung cấp bằng chứng nhận là đương đơn đã hoàn tất lớp 11 hoặc tương đương.


4-Bản gốc và 1 bản sao bằng cấp phổ thông và bất cứ văn bằng nào khác đã đạt được. Bản gốc và 1 bản sao bảng điểm những khóa học đang theo học.



III/Bằng chứng khả năng tài chính


Đương đơn phải cung cấp bằng chứng có đủ khả năng tài chính để trang trải chi phí cho bản thân đương đơn và gia đình trong 18 tháng đầu ở Úc, những chi phí đó bao gồm:





Vé máy bay khứ hồi đến Úc;




Học phí;




Sinh hoạt phí;




Học phí cho trẻ ở độ tuổi đi học.



Xem: http://www.immi.gov.au/students/students/573-2/financial.htm


IV/Giấy tờ liên quan đến sức khỏe


1-Không được đi khám sức khỏe trước khi nộp hồ sơ. Sau khi hồ sơ được nộp, văn phòng chúng tôi sẽ liên lạc với đương đơn để hướng dẫn về vấn đề khám sức khỏe.


2-Bằng chứng Bảo hiểm y tế còn hiệu lực dành cho du học sinh (OSHC) (và cho những thành viên trong gia đình đính kèm trong hồ sơ) cho toàn bộ thời hạn của thị thực du học.


Xem: http://www.immi.gov.au/students/health-insurance.htm

Thời hạn của thị thực du học được xác định như sau:





Đối với khóa học kéo dài 10 tháng hoặc ít hơn 10 tháng: thông thường thị thực sẽ được cấp



cho đương đơn nhiều hơn thời hạn của khóa học 1 tháng – có nghĩa là thị thực sẽ hết hạn 1 tháng sau ngày kết thúc dự kiến của khóa học.





Đối với khóa học kéo dài hơn 10 tháng và kết thúc vào cuối năm học của Úc (tháng 11 đến



tháng 12): thông thường thị thực sẽ được cấp cho đương đơn đến ngày 15 tháng 03 của năm sau.





Đối với khóa học kéo dài hơn 10 tháng và không theo năm học của Úc: thông thường thị thực

sẽ được cấp cho đương đơn nhiều hơn thời hạn của khóa học 2 tháng – có nghĩa là thị thực sẽ hết

hạn 2 tháng sau ngày kết thúc dự kiến của khóa học.



1-Bằng chứng đương đơn được cấp học bổng (nếu có) cho khóa học.


2-Bằng chứng đương đơn đã thanh toán trước các chi phí sinh hoạt nội trú hoặc các khoản phí có liên quan đến việc lưu trú trong gia đình người dân ở nước sở tại (homestay) do nhà trường chính thức sắp xếp (bằng chứng có thể bao gồm hợp đồng hay biên lai thanh toán do nhà trường cấp).


3-Bản gốc thư cam kết bảo trợ tài chính của người cung cấp tài chính ghi rõ mối quan hệ giữa đương đơn với người cung cấp tài chính.


4-Bằng chứng nhân dạng của người cung cấp tài chính:





Nếu người cung cấp tài chính ở Việt Nam, nộp bản sao Chứng minh thư.




Nếu người cung cấp tài chính ở Úc, nộp bản sao Hộ chiếu hoặc Giấy phép lái xe.



5-Bằng chứng tài chính của người cung cấp tài chính, dưới hình thức bản gốc sổ tiết kiệm, tiền gửi ngân

hàng, hợp đồng vay hoặc hợp đồng tín dụng hạn mức cho vay du học cùng các giấy tờ có liên quan.





Nếu chứng minh tài chính bằng tiền gửi ngân hàng tại Việt Nam, số tiền này PHẢI được gửi trong vòng

ít nhất là 3 tháng liên tục ngay trước ngày nộp đơn xin thị thực và PHẢI nộp bằng chứng nguồn thu

nhập (bằng chứng có thể bao gồm Hợp đồng lao động, Thư xác nhận của nơi làm việc cho biết mức



lương/thu nhập và thời gian làm việc, hay Giấy phép đăng ký kinh doanh, v.v.)





· Nếu tài chính từ Úc, nộp bản sao công chứng bảng sao kê đầy đủ chi tiết tiền gửi ngân hàng – bao gồm

đầy đủ họ tên của chủ tài khoản (không quá 3 tháng) và số tiền này PHẢI được gửi trong vòng ít nhất

là 3 tháng liên tục ngay trước ngày nộp đơn xin thị thực. Đồng thời, phải nộp bằng chứng nguồn thu



nhập (như Giấy báo thuế thu nhập của cơ quan Thuế vụ Úc – Australian Tax Office Notice of Assessment của năm gần nhất).





Nếu chứng minh tài chính bằng hợp đồng tín dụng hạn mức cho vay du học, PHẢI nộp bằng chứng giải ngân, bao gồm:



a. Hợp đồng thế chấp tài sản được công chứng;


b. Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và/hoặc quyền sử dụng đất ở có ghi

nhận nội dung thế chấp quyền sở hữu nhà ở và/hoặc quyền sử dụng đất ở để đảm bảo cho việc

thực hiện nghĩa vụ được ký kết tại hợp đồng tín dụng nêu trên;


c. Biên bản giám định tài sản thế chấp;


d. Biên nhận hồ sơ bất động sản thế chấp;


e. Đăng ký giao dịch bảo đảm;


f. Khế ước nhận nợ;


g. Phiếu chi giải ngân;


h. Telex chuyển tiền.


(Lưu ý: Bằng chứng tài chính bao gồm cả chi phí cho người phụ thuộc không đính kèm trong hồ sơ).



IV/Giấy tờ liên quan đến sức khỏe


1-Không được đi khám sức khỏe trước khi nộp hồ sơ. Sau khi hồ sơ được nộp, văn phòng chúng tôi sẽ liên lạc với đương đơn để hướng dẫn về vấn đề khám sức khỏe.


2-Bằng chứng Bảo hiểm y tế còn hiệu lực dành cho du học sinh (OSHC) (và cho những thành viên trong gia đình đính kèm trong hồ sơ) cho toàn bộ thời hạn của thị thực du học.


Xem: http://www.immi.gov.au/students/health-insurance.htm

Thời hạn của thị thực du học được xác định như sau:





Đối với khóa học kéo dài 10 tháng hoặc ít hơn 10 tháng: thông thường thị thực sẽ được cấp



cho đương đơn nhiều hơn thời hạn của khóa học 1 tháng – có nghĩa là thị thực sẽ hết hạn 1 tháng sau ngày kết thúc dự kiến của khóa học.





Đối với khóa học kéo dài hơn 10 tháng và kết thúc vào cuối năm học của Úc (tháng 11 đến



tháng 12): thông thường thị thực sẽ được cấp cho đương đơn đến ngày 15 tháng 03 của năm sau.





Đối với khóa học kéo dài hơn 10 tháng và không theo năm học của Úc: thông thường thị thực

sẽ được cấp cho đương đơn nhiều hơn thời hạn của khóa học 2 tháng – có nghĩa là thị thực sẽ hết

hạn 2 tháng sau ngày kết thúc dự kiến của khóa học.



V/Chăm sóc phúc lợi cho du học sinh dưới 18 tuổi


1- Bản gốc thư chấp thuận cho con đi du học của cha mẹ đương đơn – chữ ký của cha mẹ đương đơn phải được chính quyền địa phương xác nhận.


2-Nếu đương đơn dự định sống cùng cha/mẹ hay bà con ở Úc, phải nộp những giấy tờ dưới đây:





Điền mẫu đơn 157N – Chỉ định người giám hộ cho du học sinh;



Xem: http://www.immi.gov.au/allforms/application-forms/forms_num2.htm





Nộp bằng chứng mối quan hệ giữa đương đơn và người giám hộ;




Bằng chứng người giám hộ từ 21 tuổi trở lên;




Bằng chứng người giám hộ có quyền lưu trú hợp pháp tại Úc trong suốt thời gian đương đơn lưu trú tại Úc, hoặc đến khi đương đơn tròn 18 tuổi;




Nếu người giám hộ đã từng lưu trú tại bất kỳ nước nào khác và có tổng số thời gian lưu trú tại các nước đó từ 12 tháng trở lên trong vòng 10 năm qua, kể từ khi đủ 16 tuổi, phải nộp Bản chính Phiếu lý lịch tư pháp do các nước đó cấp. Nếu người giám hộ cần Phiếu lý lịch tư pháp của Úc, phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp do Cảnh sát liên bang Úc cấp (Australian Federal Police Clearance Certificate). Chỉ Phiếu lý lịch tư pháp có cung cấp đầy đủ và chi tiết mọi thông tin (Complete Disclosure) mới được chấp nhận. Khi điền mẫu đơn xin Phiếu Lý lịch tư pháp của Úc, phải dùng Mã 33 (Code 33) tại câu hỏi số 1. Ở Việt Nam, chỉ Phiếu Lý lịch tư pháp Mẫu số 2 do Sở Tư pháp cấp mới được chấp nhận.



Xem: http://www.immi.gov.au/allforms/character-requirements/


3-Nếu nhà trường đồng ý sắp xếp chỗ ở và chăm sóc sức khỏe/phúc lợi cho đương đơn, phải nộp Thư xác nhận việc cung cấp chỗ ở và chăm sóc sức khỏe/phúc lợi (Confirmation of Appropriate Accommodation and Welfare – CAAW).


Lưu ý: Những du học sinh xin học Gói khóa học trong hồ sơ với nhiều trường khác nhau, phải nộp CAAW của từng trường, và phải chắc chắn rằng những sắp xếp này phải liên tục giữa các khóa học.



VI/Nếu có người phụ thuộc cùng đi trong hồ sơ


1-Bản sao công chứng Giấy khai sinh của người cùng đi.


2-Bản gốc Sơ yếu lý lịch và bản sao công chứng Sổ hộ khẩu của người vợ / chồng hoặc người chung sống không hôn thú, nếu người đó không cùng hộ khẩu với đương đơn.


3- Nếungười phụ thuộc cùng đi là con của đương đơn và người cha/mẹ còn lại của trẻ không cùng đi, phải nộp bản gốc thư chấp thuận của người cha/mẹ này cho phếp trẻ đi Úc – chữ ký trên thư chấp thuận phải có xác nhận của chính quyền địa phương.


4-Bằng chứng tài chính đủ cho người phụ thuộc cùng đi sống tại Úc.


5-Bằng chứng đã đăng ký trường học tại Úc và thanh toán chi phí cho trẻ cùng đi trong hồ sơ, nếu trẻ ở độ tuổi đi học.




Để được hỗ trợ chi tiết về thông tin và làm hồ sơ xin học bổng thành công, quý vị và các bạn vui lòng liên hệ Trang Tuyển Sinh theo các cách dưới đây:


ĐĂNG KÝ ONLINE TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY



(Chúng tôi sẽ phản hồi ngay sau khi nhận được đăng ký của bạn)


Hoặc để được tư vấn cụ thể hơn về chương trình du học Úc và các thủ tục, quy định về visa du học, quý vị phụ huynh và các bạn học sinh vui lòng liên hệ:



Hà Nội: Điện thoại: 0914 222 131 | Hotline: 0914 222 131 | Email: [email protected]


Đà Nẵng: Điện thoại: | Email:


Hồ Chí Minh: Điện thoại: | Hotline: | Email: [email protected]