Úc là địa điểm du học lý tưởng với nhiều bạn trẻ Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để có những năm tháng học tập mang nhiều kỷ niệm đẹp, du học sinh cần tìm hiểu kỹ càng về đời sống, sinh hoạt trước khi đặt chân tới vùng đất Nam bán cầu này.
Những năm gần đây, Du học Úc nồi lên như địa điểm lý tưởng đối với học sinh quốc tế nói chung và người Việt nói riêng do sở hữu nền giáo dục hiện đại và hệ thống cơ sở vật chất tân tiến. Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý của quốc gia này, hứa hẹn là cẩm nang hữu ích cho các bạn trẻ có ý định tìm kiếm cơ hội học tập và làm việc tại xứ sở của loài chuột túi.
Xem thêm :Tất cả những điều bạn cần biết khi đi Du học Úc
1. Tránh “sốc” vì khí hậu
Nằm ở Nam bán cầu nên Úc có khí hậu ngược lại hoàn toàn với các quốc gia trên thế giới. Ở đây, từ tháng 1 đến tháng 6 là mùa đông lạnh lẽo trong khi giữa tháng 6 và tháng 12 lại… nóng như đổ lửa do bước vào giai đoạn mùa hè.Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình tại Úc ở khoảng 20 đến 29°C, trong khi mùa đông nhiệt độ tụt xuống tầm 10°C, độ ẩm thấp, không khí thường rất khô và có sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa ngày và đêm. Do vậy, du học sinh cần chuẩn bị thể lực và sức khỏe để nhanh chóng thích nghi với thời tiết nơi đây.
2. Làm quen với hệ thống điểm kiểu Úc
Nếu như đã quen với hệ thống điểm từ A tới F ở một số nước phương Tây và không tìm hiểu cách cho điểm của Úc, có lẽ bạn sẽ phát hoảng nếu “lãnh trọn” điểm D, dù đây là ký hiệu tượng trưng cho Distinction (điểm giỏi).
Đa phần các trường đại học của Úc sử dụng thang điểm như sau:
- HD (High Distinction): xuất sắc
- D (Distinction): giỏi
- C (Credit): khá
- P (Pass): trung bình
- F (Fail): trượt
3. Vật giá không dễ chịu
Sydney và Melbourne được mệnh danh là những thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới. Nếu chọn học ở các thành phố lớn, tài chính hẳn là bài toán khó đối với nhiều du học sinh.
Để thuê nhà gần trường học (thường nằm ở trung tâm thành phố), bạn phải bỏ ra ít nhất 1000 AUD/tháng (tương đương với 770 USD), còn không bạn phải chấp nhận trọ ở khu vực ngoại ô. Tương tự, sinh hoạt phí mỗi tuần cũng ở mức 50 đô Úc nên ngoài việc “thắt chặt hầu bao”, học sinh và gia đình cũng nên cân nhắc điều kiện tài chính liệu có “kham” nổi quãng thời gian sinh sống và học tập tại Úc hay không.
4. Nắm rõ luật làm thêm
Nếu đang “méo mặt” vì giá cả đắt đỏ tại xứ sở Kangaroo thì tin vui là sinh viên quốc tế có quyền làm thêm tại Úc. Visa du học cho phép học sinh làm việc 20 tiếng mỗi tuần trong năm học, nhưng khi trường bước vào kì nghỉ thì thời gian này là không giới hạn. Muốn đi làm, bạn cần phải xin giấy phép (work permit) tại cơ quan Di trú (DMIA).
Việc làm thêm tại Úc được chia thành casual job (thường là các việc bưng bê, phục vụ trong nhà hàng châu Á, được tuyển chui và không đảm bảo về quyền lợi lao động cũng như lương thấp hơn mức lương tối thiểu) và part-time job (được trả mức lương tối thiểu và quyền lợi của người lao động được đảm bảo). Một số sinh viên xuất sắc còn được đề nghị các công việc trong trường đại học như trợ giảng hay quản thư ở thư viện.
5. Chuẩn bị bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế du học sinh (OSHC) là yếu tố bắt buộc trong hồ sơ du học Úc. Hầu hết các trường đại học yêu cầu phải có bảo hiểm đầu vào và OSHC cần được duy trì trong suốt thời gian sinh viên theo học tại quốc gia này.
Bảo hiểm OSHC cung cấp các dịch vụ như thăm khám bác sĩ, điều trị tại bệnh viện, di chuyển bằng xe cứu thương và hỗ trợ các loại thuốc y tế giới hạn. Bạn có thể mua OSHC tại cơ sở giáo dục mình theo học hoặc thông qua các công ty cung cấp bảo hiểm.
Bạn quan tâm :Kinh nghiệm giúp bạn tự tin hơn khi đi du học