Du học Úc 2013: Những thay đổi và cơ hội (Kỳ 1)

Du học Úc 2013 - Những thay đổi về điều kiện nhập học của các trường, quy định xét visa của Đại sứ quán Úc, chính sách nhập cư, ưu đãi với người mang visa phụ thuộc.

Tháng 3, 7 và 11 hằng năm là thời điểm các chính sách, quy định mới của Úc thường được đưa ra. Vì vậy, từ tháng 11/2012 đến nay, Chương trình Hỗ trợ tổng thể du học Úc nhận được rất nhiều thắc mắc của quý phụ huynh và học sinh, đặc biệt là sự thay đổi về quy định của các trường và Bộ di trú Úc.

Loạt bài này sẽ cập nhật các quy định mới nhất, đồng thời tư vấn các lộ trình học hợp lý, các giải pháp du học chi phí thấp.

Để được tư vấn về du học Úc, quý phụ huynh và học sinh có thể đặt câu hỏi tại: http://trangtuyensinh.com/tu-van-du-hoc-uc.html

Hoặc liên hệ Hotline của chương trình: 0914 222 131

Du học Úc 2013: Những thay đổi và cơ hội (Kỳ 1)
Du học Úc 2013Phần 1: Các thay đổi về điều kiện cấp thư mời (LOO) và giấy xác nhận đăng ký học (CoE)

Trước khi nộp hồ sơ xin Visa du học Úc, học sinh cần được một trường tại Úc chấp nhận và cấp LOO, CoEs. Quy trình đối với visa bậc 1, 2 có một số thay đổi như sau:

Bước 1: Gửi sang trường hồ sơ xin thư mời học gồm: Hồ sơ học tập (bằng + bảng điểm); Chứng chỉ tiếng Anh hoặc bài kiểm tra đầu vào; Hộ chiếu; Application Forms các khóa học dự định tham gia; Ngoài những giấy tờ trên, một số trường còn bắt buộc gửi Personal Statement, CV, Hợp đồng lao động nếu sinh viên đã đi làm, hoặc một số tài liệu phù hợp với chuyên ngành như: các công trình nghiên cứu, các sản phẩm thiết kế…

Bước 2: Trường gửi thư mời học chính thức (không điều kiện)

Bước 3: Học sinh đóng tiền đặt cọc cho trường theo thư mời

Bước 4: Xin trường cấp CoEs Để đảm bảo việc sinh viên đủ khả năng tài chính cho khóa học, có mục đích du học rõ ràng, tránh trình trạng nhiều sinh viên nghỉ quá 20% thời gian học quy định hoặc trốn ra ngoài đi làm, các trường đưa ra một số yêu cầu mới như: Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (Là các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập của người bảo lãnh tài chính, hồ sơ vay nếu dùng tiền tài trợ từ các tổ chức tài chính…); Sổ tiết kiệm; Phỏng vấn qua điện thoại.

Đối với visa bậc 3, quy trình có khác với bậc 1, 2 là học sinh không phải đóng tiền đặt cọc cho trường theo thư mời trước khi nộp hồ sơ visa. Sau khi Lãnh sự quán xét hồ sơ xin visa và yêu cầu đóng tiền, học sinh mới đặt cọc để bổ sung CoEs.

Được cấp LOOs và CoEs, bạn đã mở được cánh cửa đầu tiên đến với nước ÚcPhần 2: Những thay đổi chung về quy định xét visa du học Úc 2013 Tại triển lãm Du học Úc 2012 – Tương lai không giới hạn, phòng Visa của Đại sứ quán Úc đã nêu rõ những tiêu chí xét visa du học Úc, bao gồm:Mục đích nhập cảnh chính đáng: Mục đích du học thực sự của học sinh được xét dựa vào các yếu tố: Hoàn cảnh của học sinh tại Việt Nam; Hoàn cảnh của học sinh trong tương lai tại Úc; Giá trị của khóa học với tương lai của học sinh; Quá trình xuất nhập cảnh của học sinh; Dự định của bố mẹ nếu học sinh dưới 18 tuổi; Và những yếu tố khác có liên quan như lịch sử xuất nhập cảnh Úc của người thân học sinh, hoàn cảnh của người nhà học sinh tại Úc….Khả năng ngoại ngữ: Du học sinh có chứng chỉ tiếng Anh (IELTS, TOEFL, PTE, CAE), hoặc kêt quả bài kiểm tra của các trường. Ngoài ra, tùy thuộc vào khóa học và loại visa, học sinh phải có điểm số tiếng Anh tối thiểu. Ví dụ học sinh muốn học cao đẳng nghề, thuộc visa bậc 3, cần có IELTS tối thiểu 4.5Khả năng tài chính: Sinh viên phải chứng minh có đủ khả năng tài chính theo từng mức độ quy định của các bậc xét duyệt visa như: học phí, chi phí sinh hoạt, đi lại, học phí cho người phụ thuộc trong độ tuổi đi học…; Tiền có nguồn gốc từ các nguồn tài chính hợp pháp và có thể chứng minh được nguồn thu nhập; Quyền được sử dụng nguồn tài chính đóCác yếu tố khác: Bằng cấp và độ tuổi; Phúc lợi cho du học sinh dưới 18 tuổi (homestay, người bảo trợ…); Bảo hiểm du học sinh; Khám sức khỏe; Không nộp giấy tờ giả mạo và thông tin không đúng sự thật Trước đây, các công ty tư vấn du học và bản thân du học sinh thường xem khả năng chứng minh năng lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, từ tháng 11/2012 đến nay, mục đích du học chính đáng mới là yếu tố tiên quyết cho sự thành công của hồ sơ xin visa. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết để quý phụ huynh và học sinh có thể hạn chế tốt nhất những rủi ro trong quá trình xét visa do không đủ bằng chứng rõ ràng chứng minh mục đích du học.Những vấn đề thắc mắc về khả năng tài chính, ngoại ngữ và những yếu tố khác, quý phụ huynh và học sinh có thể đặt câu hỏi trực tuyến:http://trangtuyensinh.com/tu-van-du-hoc-uc.html Hoặc liên hệ trực tiếp với 0914 222 131 để được hỗ trợ.
Cập nhật các tiêu chí xét visa Úc để có cơ hội visa tốt hơn
Phần 3: Các giải pháp để đáp ứng thay đổi về quy định xét visa Úc 2013

Mục đích du học chính đáng của học sinh được chứng minh bằng sự thống nhất, hợp lý qua quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng, so sánh nghiêm túc, định hướng rõ ràng và nắm chắc những thông tin liên quan đến chương trình học và động cơ du học. Để thể hiện tốt nhất, tránh những điểm không đồng nhất, gây nghi ngờ trong hồ sơ xin học tại các trường cũng như xin visa du học, quý phụ huynh và học sinh cần lưu ý một số điểm sau: Nêu rõ quá trình tìm hiểu và lí do lựa chọn du học Úc trong Personnal Statement và Thư giải trình:

Trước đây Personal Statement thường chỉ dùng trong hồ sơ xin học bổng. Tuy nhiên gần đây với yêu cầu xác định rõ mục đích du học của học sinh, nhiều trường bắt buộc phải gửi tài liệu này khi xin thư mời học. Trong Personal Statement, học sinh cần nêu rõ những phần gồm:

Lí do lựa chọn nước Úc: Cần trả lời đầy đủ và đưa ra những so sánh đắt giá, thuyết phục cho các câu hỏi: Vì sao không lựa chọn một chương trình học tại Việt Nam để tiết kiệm chi phí, gần gia đình? Ở Việt Nam cũng có thể học chương trình quốc tế, cấp bằng quốc tế, vì sao phải đi du học? Đã tìm hiểu giáo dục ở các nước khác thế nào, vì sao lại lựa chọn Úc? Lí do lựa chọn chương trình học:Đây là phần học sinh phải nêu được giá trị của khóa học học đối với kế hoạch tương lai của mình, thể hiện được quyết định đầu tư tiền bạc, thời gian đi du học là đúng đắn. Lí do lựa chọn trường học và thành phố học:Học sinh phải thể hiện được quá trình tìm hiểu nghiêm túc về chất lượng đào tạo, kinh phí của các trường có chương trình định học; phải nắm chắc ít nhất chương trình học của một trường ngoài trường dự định đăng ký và đưa ra những yếu tố chính quyết định lựa chọn trường này. Mỗi trường tại Úc có rất nhiều cơ sở học, tại các thành phố khác nhau. Do đó, học sinh cũng cần đưa ra những lí do lựa chọn thành phố mình sẽ học, ví dụ: Học sinh muốn học quản trị kinh doanh để về phát triển doanh nghiệp hàng hải của gia đình thưởng chọn Melbourne, nơi có hải cảng lớn nhất của Úc; Học sinh học về tài chính, ngân hàng thường chọn Sydney, nơi có trụ sở của hơn 100 ngân hàng trên thế giới, ngân hàng trung ương của Úc; Học sinh học về du lịch, khách sạn thường chọn Brisbane, Gold Coast vì đây là hai thành phố du lịch biển đẹp nhất của Úc… Tất cả những yêu cầu trên đối với Personal Statement khi xin học cần được học sinh thể hiện trong Thư giải trình khi nộp hồ sơ xin visa du học Úc. Thư giải trình có thể xem là bản tóm tắt toàn bộ thông tin về hồ sơ xin visa, nên nội dung thông tin sẽ rộng hơn, bao gồm: Thông tin về nhân thân học sinh, thông tin về các khóa học, thông tin về tài chính, thông tin về mục đích du học và kế hoạch trở về…Ngoài ra thư giải trình còn bao gồm nội dung giải thích những vấn đề chưa rõ, cần trình bày trong hồ sơ để nhận được sự đánh giá tích cực từ Đại sứ quán.

Mục đích đi học thuyết phục là điểm cộng trong hồ sơ xin học và xin visa

Kế hoạch khi kết thúc khóa học: Do sự hạn chế về độ dài của Personal Statement và Thư giải trình, nên học sinh có thể đưa ra một kế hoạch khi kết thúc khóa học. Trong đó, học sinh nêu được dự định khi kết thúc khóa học và trở về Việt Nam thế nào, giá trị của khóa học, khả năng tiếng Anh và kinh nghiệm sống tại nước ngoài với dự định đó. Thậm chí, nếu có người phụ thuộc đi cùng, cần nêu kế hoạch của người phụ thuộc để chứng minh được sự tính toán kỹ càng, quyết định chín chắn và có hoạch định rõ ràng về tương lai của người xin visa Úc. Điền đầy đủ thông tin form xin visa 157A: Đây là form khai bắt buộc với du học sinh muốn xin visa du học Úc, gồm 26 trang với rất nhiều mục thông tin. Vì việc khai form là hoàn toàn bằng tiếng Anh nên một số mục du học sinh thường bỏ qua hoặc điền sơ sài. Để chứng minh mục đích du học chính đáng, học sinh cần lưu ý 2 mục chính gồm:

Mục 38 tại trang 12: Nội dung phần này tương tự trong Personal Statement, chi tiết được thể hiện trong hình dưới (bản dịch tiếng Việt)
Mục 43 tại trang 14: Đây là phần kế hoạch công việc khi học sinh quay trở về. Nếu học sinh trở về và mở công ty riêng hoặc phát triển kinh doanh của gia đình, điền vào phần “Không”, trong ô chú thích nêu dự định. Nếu học sinh trở về và tìm kiếm việc làm, không có cam kết của đơn vị tuyển dụng nào, điền vào phần “Không”, trong ô chú thích ghi công việc dự định tìm kiếm. Nếu học sinh trở về và được nhận vào làm tại một đơn vị nào đó, điền vào phần “Có” và cung cấp thêm giấy tờ chứng minh (Quyết định,Cam kết về việc sử dụng lao động sau đào tạo…)
Để nhận được mẫu form 157A bằng tiếng Việt, quý phụ huynh và học sinh đăng ký tại: http://trangtuyensinh.com/du-hoc-uc-dang-ky-nhan-form-157a-tieng-viet.htmlĐể nhận được mẫu form 956 (form dành cho công ty tư vấn du học) bằng tiếng Việt, quý công ty đăng ký tại: http://trangtuyensinh.com/du-hoc-uc-dang-ky-nhan-form-956-tieng-viet.html Mọi thắc mắc trong việc điền form hoặc đối với các giấy tờ liên quan nhằm bổ sung thêm thông tin đã khai, quý phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ trực tiếp 0914 222 131 để được hỗ trợ.

Trả lời phỏng vấn của trường và Đại sứ quán:

Khi hồ sơ chưa đủ thông tin để thỏa mãn các yêu cầu xin visa du học, hoặc muốn xác thực thông tin của du học sinh cung cấp, người xét visa thường gọi điện phỏng vấn du học sinh nhằm tìm hiểu thêm. Ngoài ra, các trường cũng có thể gọi điện phỏng vấn học sinh trước khi cấp thư mời học, CoEs nhằm đảm bảo mục đích du học và năng lực của học sinh.

Lỗi thường gặp phải của học sinh là mất bình tĩnh, nên trả lời không đầy đủ hoặc nhầm lẫn thông tin. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị tâm lý tốt, học sinh cần nắm vững: Các nội dung thông tin được nêu tại phần Personal Statement; Thông tin về hồ sơ xin visa (nhân thân, tài chính, chi phí khóa học, kế hoạch ăn ở tại Úc…); Thông tin về khóa học (thời gian học, học phí, cấu trúc khóa học, tên cụ thể các môn học…). Cũng như khi trao đổi trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục. Thế nên, song song với việc tìm hiểu kỹ các nội dung, tham gia sâu sát vào quá trình làm hồ sơ…học sinh cần rèn luyện kỹ năng thuyết phục để có được kết quả phỏng vấn tốt nhất và nhận được đánh giá tích cực từ người phỏng vấn tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét cấp visa du học.