Để trở thành Logistics Manager bạn cần những kinh nghiệm và kỹ năng gì?

Logistics là một ngành đang HOT tại Việt Nam và trên thế giới. Bạn muốn apply vào vị trí Logistics Manager ở 1 công ty nước ngoài hoặc 1 công ty của Việt Nam chuyên về Logistics, những thông tin cơ bản dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Để trở thành Logistics Manager bạn cần những kinh nghiệm và kỹ năng gì?

Những thông tin cơ bản về Logistics

Hoạt động logistics là chất keo kết dính, xâu chuỗi các ngành sản xuất, vận chuyển, phân phối, thương mại, kho bãi, cảng biển, cảng hàng không lại với nhau. Vì vậy, logistics không gói gọn trong một khu vực, một quốc gia mà có sự hội nhập rất lớn với hoạt động thương mại quốc tế. Nhiệm vụ của ngành logistics chính là tạo ra giá trị cạnh tranh tốt cho từng sản phẩm, dịch vụ như hàng hóa được đóng gói, bảo quản đúng tiêu chuẩn và được phân phối đúng lúc, đúng nơi với chi phí thấp.

Có thể minh họa sự kết hợp của logistics đầu vào và đầu ra trong sơ đồ sau:

Định nghĩa mang tính học thuật: Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau: “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”Công việc chính của Logistics Manager:

Vai trò của 1 Logistics Manager vô cùng quan trọng, phải quản lý và bao quát toàn bộ các công việc liên quan đến: Sales, Marketing, lập kế hoạch, ..cụ thể các công việc chính như sau:

  • Khai thác và phụ trách các hoạt động về Marketing và kinh doanh bao gồm hàng đường biển, hàng xuất nhập khẩu, hàng tàu, hàng xá cũng như các hoạt động kinh doanh của Logistics như dịch vụ khai quan, kinh doanh kho ngoại quan, vận chuyển, giao nhận....

  • Tìm kiếm khách hàng, triển khai tiếp cận với các đối tác trong và ngoài nước;

  • Quản lý thông tin thị trường, khảo sát, thu thập và phân tích dữ liệu;

  • Xây dựng các mối quan hệ bền vững giữa Công ty với các cơ quan vận tải và các cơ quan hữu quan;

  • Thiết lập danh mục khách hàng đã có, khách hàng mới và khách hàng tiềm năng;

  • Tìm hiểu, cập nhật các quy định liên quan đến cước vận chuyển;

  • Làm Sales lead với các đối tác trong và ngoài nước.

  • Quản lý các hợp đồng thuê thiết bị, phương tiện vận chuyển…

  • Các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao phó

Yêu cầu chuyên môn cơ bản:

Để trở thành Logistics Manager, bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu về chuyên môn như: ngoài việc tốt nghiệp Đại học Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành khác liên quan; bạn cần có kinh nghiệm ít nhất 3 năm về lĩnh vực Logistics; khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Đặc biệt, sự năng động, sáng tạo trong công việc, khả năng làm việc độc lập và quyết đoán là những phẩm chất quan trọng cần có của 1 Logistics Manager. Với vai trò của 1 người quản lý cấp trung, bạn cần có khả năng xử lý tình huống, giám sát và huấn luyện nhân viên. Thêm vào đó, do phải làm việc trong môi trường áp lực cao, 1 Logistics Manager phải tràn đầy nhiệt huyết và năng động với tinh thần trách nhiệm cao.

Theo Vietnamworks.com