Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên ra trường chỉ khoảng 15 nghìn/năm, trong đó chỉ 12% có trình độ cao đẳng, đại học và 90% người có bằng chuyên môn vẫn đang xin việc.
Thị trường Du lịch, Khách sạn tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, du lịch Việt Nam tiếp tục có mức tăng trưởng cao với 4.28 triệu lượt khách quốc tế; tăng 21%, khách du lịch nội địa đạt 23.4 triệu lượt; tăng 7%, tổng thu từ khách du lịch đạt 125 nghìn tỷ đồng; tăng 22% so với cùng kỳ năm 2013.
Thị trường du lịch, khách sạn tại Việt Nam đang tăng trưởng với mức 2 chữ số.
Dự kiến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 – 10.5 triệu lượt khách quốc tế và 47 – 48 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng số 580.000 buồng lưu trú, tạo ra 3.000.000 việc làm. Theo đó, nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao ngày càng lớn nhưng tỉ lệ lao động đáp ứng vẫn chưa đầy đủ.Tại Việt Nam, ngành Du lịch, Khách sạn có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở các thành phố lớn. Nhu cầu nhân lực tăng mạnh nhưng có tới 90% người có bằng chuyên ngành vẫn đang xin việc.
‘Khát’ nhân lực chất lượng
Ngành Du lịch, Khách sạn đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết với việc nhiều thương hiệu nước ngoài nổi tiếng liên tục xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam như một điểm đến tiềm năng để khuếch trương thị phần trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điển hình như hệ thống khách sạn 5 sao như Marriot, Novotel, Ritz Carlton (TP. HCM)...Nhu cầu là vậy, nhưng đội ngũ lao động trong ngành ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Các chương trình đào tạo vẫn chưa đúng cách, bài bản và chuyên nghiệp.Từ cuộc khảo sát gần 40 nhà tuyển dụng cho thấy, hơn 60% khẳng định: nhu cầu tuyển dụng đang tăng cao vì thị trường đang mở rộng một cách mạnh mẽ.
Sơ đồ đánh giá nhu cầu tuyển dụng nhân lực nói chung ngành du lịch, khách sạn (Nguồn Báo điện tử VietnamNet).
Nhu cầu lao động tăng nhưng tỉ lệ thất nghiệp trong ngành cũng tăng theo. Điều này là do trong thực tế, các nhân viên này thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đào tạo lý thuyết, thiếu hẳn khâu thực hành
Ở Việt Nam vẫn chưa có trường Đại Học nào dám khẳng định chất lượng đào tạo trong ngành đủ đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn quốc tế. Một vài trường có chương trình liên kết với các tập đoàn khách sạn lớn nhưng giáo trình đào tạo lại thiên về lý thuyết mà thiếu hẳn khâu thực hành. Sinh viên ra trường sẽ không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn đặc để xử lý công việc một cách chuyên nghiệp.
Điều này dẫn đến việc nguồn nhân lực được đào tạo nhưng không đáp ứng đủ yêu cầu của các thương hiệu lớn và nếu bị buộc phải tuyển dụng thì doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại, gây khó khăn rất nhiều trong việc tuyển dụng.
Hơn 60% người tham gia khảo sát cho biết, kiến thức ở trường chưa đủ đáp ứng yêu cầu thực tế công việc (Nguồn Báo điện tử VietnamNet).
Thụy Sĩ – Đào tạo nhân lực ngành du lịch, khách sạn số 1 thế giới
Trong top 10 trường dẫn đầu về chất lượng đào tạo Quản trị du lịch, khách sạn trên thế giới. Thụy Sĩ đã chiếm danh sách 5 trường với 3 trường đứng vị trí đầu bảng. Ngành du lịch, khách sạn nước này đặc biệt phát triển. Mỗi năm, ngành này tạo ra lợi nhuận 27.7 tỷ CHF, đóng góp 9.9 tỷ CHF vào ngân khố quốc gia.
Chương trình thực tập: Bí quyết thành công ngành du lịch, khách sạn
Tại Học viện HTMi, ngôi trường đào tạo Quản lý du lịch và khách sạn nổi tiếng tại Thụy Sĩ. Các sinh viên được đào tạo kết hợp giữa chương trình lý thuyết xen lẫn các lớp học thực hành. Đây cũng là chương trình đào tạo bình thường ở các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới nhưng vẫn còn rất hạn chế ở Việt Nam khi mà gần như 90% các kiến thức sinh viên có đều nằm trên lý thuyết.
Thụy Sĩ có sự phát triển vượt bậc trong đào tạo ngành du lịch, khách sạn.
Bí quyết sự thành công trong đào tạo ngành du lịch, khách sạn tại Thụy Sĩ đến từ chương trình thực tập của sinh viên tại nước này. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được đảm bảo thực tập trong những nhà hàng, khách sạn khách sạn 4 - 5 sao tại Thụy Sĩ. Những nhà hàng, khách sạn càng nổi tiếng, sinh viên càng học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn. Và những kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp tại Thụy Sĩ cũng là lý do chính mà nguồn nhân lực nhà hàng, khách sạn đào tạo tại Thụy Sĩ được đánh giá cao.Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể quay về Việt Nam làm việc ở vị trí lãnh đạo trong các tập đoàn khách sạn nước ngoài hoặc có thể ở lại Thụy Sĩ làm việc, Học viện HTMi sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm công việc.Buổi gặp gỡ Đại diện Học viện HTMi sẽ được tổ chức vào lúc 16h giờ ngày 26/1/2015 tại địa chỉ 68B Nguyễn Văn Trỗi, P8, Q.Phú Nhuận. Các bạn học sinh có thể đến tìm hiểu thêm thông tin về du học Thụy Sĩ, sự phát triển ngành du lịch, khách sạn tại Thụy Sĩ và chương trình đào tạo ngành du lịch, khách sạn của Học viện HTMi.Lưu ý: Các bạn học sinh vui lòng mang theo hồ sơ để có cơ hội nhận được gói học bổng trị giá 1,000 - 5000 CHF từ Học viện HTMi.