Canada và nhu cầu việc làm giai đoạn 2015 - 2024

Cơ quan Việc làm và Phát triển xã hội Canada (ESDC) đã sử dụng Hệ thống phân loại nghề nghiệp quốc gia (NOC) và Hệ thống Trù hoạch nghề nghiệp Canada (COPS) nhằm dự đoán xu hướng số lượng việc làm và người tìm việc tương lai trong 292 nhóm nghề thuộc cấp quốc gia ở nước này.

Canada và nhu cầu việc làm giai đoạn 2015 - 2024
Dự báo của ESDC cho phép xác định những ngành nghề có khả năng rơi vào tình trạng thiếu hoặc thừa nhân lực. Tính trong giai đoạn 2015 – 2024, nhu cầu công việc ở Canada đến từ 2 yếu tố chính, gồm: nhu cầu mở rộng và nhu cầu thay thế. · Nhu cầu mở rộng: tương ứng với việc làm tạo ra bởi tăng trưởng kinh tế. Nó có thể được hiểu là "việc làm bắt buộc" - nghĩa là số người phải đạt đến một mức độ sản xuất nhất định, với mức năng suất cụ thể. · Nhu cầu thay thế: tương ứng với vị trí công việc hiện tại bị bỏ trống do nghỉ hưu, tử vong hoặc di dân. Xem thêm : Du học Canada - Top 25 công việc tốt nhất ở Canada và những yêu cầu tối thiểu

1. Cơ hội công việc dựa vào nhu cầu mở rộng, tăng trưởng kinh tế

Trong vòng 10 năm tới, sự tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ tạo ra 1.5 triệu việc làm (trung bình 150 nghìn công việc/năm), mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm vào khoảng 0.8%. Ở góc độ việc làm, cơ hội công việc bị chi phối bởi hiệu ứng nghề nghiệp và nhu cầu trong công nghiệp. Hiệu ứng nghề nghiệp ảnh hưởng tới việc làm thông qua năng suất và nhu cầu sử dụng lao động của mỗi ngành trong nền kinh tế. Hệ quả của yếu tố này là giảm lượng việc làm trong mỗi nghề, nhưng ở một số lĩnh vực khác, tỉ lệ lao động lại tăng, thậm chí sinh ra một số nghề nghiệp mới. Ngoài ra, hiệu ứng này còn thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ. Công nghệ trợ giúp nhân công nhưng cũng có thể thay thế con người bất kỳ lúc nào, đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ, cải thiện tay nghề. Ta có thể hình dung yếu tố này qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Sự phân bố nghề nghiệp dựa trên kỹ năng và khả năng tin học hóa (2014)
Đặt trong tương quan so sánh, nghề nào yêu cầu trình độ học vấn càng cao thì khả năng mất việc càng thấp. Lao động chân tay có xu hướng dễ dàng bị thay thế bằng máy móc, trong công việc đòi hỏi kỹ năng cao ít có khả năng bị tin học hóa do yêu cầu hàm lượng chất xám cao.
Tại Canada, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và sự thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế tri thức được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu lao động tay nghề cao trong giai đoạn dự báo. Bảng so sánh các công việc trong nhóm ngành 2 đơn vị (2-digit occupational grouping: bao gồm những ngành sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ) dưới đây cho thấy mức tăng trưởng không đồng đều trong một số ngành nghề.
Bảng 3: Nhóm ngành 2 đơn vị, theo dự kiến mức tăng trưởng trung bình hàng năm (2015-2024)
Có thể thấy việc làm được kỳ vọng phát triển tới hơn 1.2% xuất hiện trong các lĩnh vực như kỹ thuật, dịch vụ chuyên môn trong ngành y tế, tự nhiên, khoa học ứng dụng do sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe và hưởng thụ cuộc sống của con người. Ngược lại, kỷ nguyên số hóa, cơ khí hóa khiến các ngành như văn phòng, tài nguyên thiên nhiên & nông nghiệp, chế biến, sản xuất máy vận hành… có tỉ lệ tăng trưởng việc làm thấp (dưới 0.4%).
Cụ thể, sẽ có 10 nghề nghiệp được dự báo sở hữu nguồn nhân lực tăng trong 10 năm tới.

Mã ngành

Nghề nghiệp

Số lượng nghề (2014)

Tỉ lệ tăng trưởng (2015 – 2014)

3111
Bác sĩ chuyên khoa
37,900
2.6%
2172
Chuyên gia phân tích cơ sở dữ liệu và quản trị viên dữ liệu
29,600
2.4%
3112
Bác sĩ gia đình
53,000
2.4%
6321
Đầu bếp
59,600
2.1%
0213
Chuyên gia quản lý thông tin và máy tính
55,500
2.0%
3011
Điều phối viên & giám sát viên điều dưỡng
20,900
2.0%
3142
Chuyên viên vật lý trị liệu
27,000
2.0%
2171
Chuyên gia phân tích và tư vấn hệ thống thông tin
175,200
1.9%
2147
Kỹ sư máy tính (trừ kỹ sư phần mềm và nhà thiết kế)
22,600
1.9%
4212
Nhân viên dịch vụ xã hội và cộng đồng
13,900
1.9%

Bảng 4: 10 nghề có mức tăng trưởng việc làm trung bình cao nhất mỗi năm (2015-2024)

Hiệu quả công nghiệp còn ảnh hưởng tới sự gia tăng nghề nghiệp bởi hoạt động sản xuất trong lĩnh vực họ đang lao động. Ví dụ, nếu ngành công nghiệp nào có triển vọng phát triển thì ngành đó sẽ có nhu cầu nhân lực.

Những ngành công nghiệp dự kiến có lượng việc làm tăng trưởng trên mức trung bình (trên 0.8%) thường liên quan tới dịch vụ chuyên môn và khoa học: thiết kế hệ thống máy tính; chăm sóc sức khoẻ; sản xuất sản phẩm gỗ; chế tạo kim loại và máy móc; và thiết bị vận chuyển không ô tô (hàng không, đường sắt, đóng tàu).

Những ngành công nghiệp dự kiến tăng trưởng trong mức tăng trưởng vừa phải (từ 0.5 đến 0.8%) chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước: dịch vụ tiêu dùng và sản xuất, xây dựng, dịch vụ giáo dục và dịch vụ tiện ích.

Những ngành dự báo tăng trưởng thấp hoặc giảm việc làm (dưới 0.5%): khai thác dầu khí (bao gồm các hoạt động hỗ trợ); một số dịch vụ tiêu dùng như thông tin, văn hóa, giải trí; hành chính công; các ngành công nghiệp phi khoáng sản phi khoáng (lâm nghiệp, nông nghiệp, đánh bắt); và các ngành công nghiệp sản xuất khác (tự động, dệt, giấy, in).

Sự thay đổi cơ cấu việc làm theo ngành dẫn đến những biến chuyển về lao động trình độ cao và thấp. Dự kiến trong 10 năm tới, khoảng 70% tỉ lệ tăng trưởng việc làm có khả năng xuất hiện trong ngành nghề đòi hỏi kỹ năng cao. Các vị trí tuyển dụng mới sinh ra từ sự tăng trưởng kinh tế và nhu cầu lao động phần lớn xuất hiện trong những ngành yêu cầu trình độ cao đẳng hoặc tập sự nghề. Tuy vậy, bậc giáo dục bậc đại học được trông đợi có tốc độ tạo việc làm nhanh nhất, dựa trên kỳ vọng về sự phát triển mạnh mẽ trong các ngành y tế, công nghệ, thông tin.

2. Cơ hội việc làm dựa vào nhu cầu thay thế

Cơ hội việc làm cho người lao động còn đến từ nhu cầu thay thế các vị trí sẵn có trong ngành công nghiệp.

Theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu thay thế dự kiến sẽ chiếm gần ¾ các công việc có thể xuất hiện trong thập kỷ tới. Trong đó, việc làm tạo ra bởi nguồn nhân lực về hưu giai đoạn 2015-2024 lên tới 3.7 triệu vị trí, chiếm 83% yếu tố này.

Thống kê cho thấy lĩnh vực quản lý tạo ra lượng lớn công việc nhờ nghỉ hưu bởi lao động trong ngành này thường lớn tuổi hơn mức trung bình và tuổi hưu thấp hơn những ngành nghề còn lại. Mặt khác, nhân công trong các ngành nghề đòi hỏi đào tạo tại chỗ có xu hướng trẻ hơn mức trung bình và nghỉ hưu ở độ tuổi lớn hơn.

Dưới đây là 10 nghề có tỉ lệ nghỉ hưu cao nhất 1 thập niên kế tiếp:

Mã ngành
Nghề nghiệp
Tổng số người nghỉ hưu
Tỉ lệ nghỉ hưu
9446
Nhân viên khai thác máy may công nghiệp
7,900
5.4%
8260*
Thuyền trưởng & ngư dân
4,600
4.9%
0430*
Quản lý dịch vụ bảo vệ cộng đồng
2,100
4.7%
0010*
Nhà lập pháp và quản lý cấp cao
26,000
4.5%
1243
Trợ lý hành chính y tế
15,600
4.1%
0421
Quản trị viên (bậc sau trung học & đào tạo nghề)
3,700
4.0%
0422
Hiệu trưởng & quản trị viên giáo dục & tiểu học
11,400
4.0%
0423
Quản lý trong dịch vụ xã hội, cộng đồng & cải huấn
13,800
4.0%
0311
Quản lý lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
12,600
3.9%
1241
Trợ lý hành chính
37,200
3.9%

Bảng 6: 10 ngành có tỉ lệ nghỉ hưu cao nhất, giai đoạn 2015-2024

Ngược lại, những nghề có tỉ lệ hưu trí thấp được đánh giá sẽ nằm trong lĩnh vực bán hàng, dịch vụ, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, thể thao do sở hữu đội ngũ nhân lực trẻ.

3. Tổng kết

Nhu cầu mở rộng, tăng trưởng kinh tế và nhu cầu thay thế tại Canada ước tính sẽ mở ra 5.95 triệu việc làm trong giai đoạn 2015-2024. Trong đó, dự kiến công việc từ nhu cầu thay thế (chủ yếu đến từ hưu trí) chiếm đến 76%.

Từ những nhu cầu trên, 10 nhóm nghề có tỉ lệ tuyển dụng cao nhất và thấp nhất trong giai đoạn dự báo được tổng kết trong bảng dưới đây.

Bảng 1: Top 10 ngành nghề có tỉ lệ tuyển dụng nhiều nhất (2015 – 2024)
Theo bảng này, 9 trên 10 ngành nghề có tỉ lệ tuyển dụng nhiều nhất được dự báo nằm trong lĩnh vực quản lý và chăm sóc sức khỏe. Không ngạc nhiên bởi những ngành này được kỳ vọng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về việc làm cũng như có lực lượng lao động lớn tuổi cao, tuổi nghỉ hưu thấp.
Ngoài ra, những ngày nghề sau không được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm ở thập niên tới:
Bảng 2: Top 10 ngành nghề có tỉ lệ tuyển dụng thấp nhất (2015 – 2024)
Những công việc này thường thuộc nhóm ngành kinh tế nhất đẳng (primary sector – sử dụng trực tiếp các nguồn lực tự nhiên, gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai mỏ,…), bán hàng và dịch vụ. Lực lượng lao động trẻ khiến áp lực nghỉ hưu ở các ngành này thấp. Sự tăng trưởng nhân lực trong những công việc trên được dự đoán ở mức dưới trung bình hoặc thấp trong giai đoạn dự báo.